Giai đoạn 2004 2011 lạm phát tăng cao trở lại

Một phần của tài liệu bài_làm_cuối_cùng (Trang 31)

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.1.2. Giai đoạn 2004 2011 lạm phát tăng cao trở lại

Giai đoạn này đã chứng kiến sự quay trở lại với lạm phát ở mức cao và gần như có quy luật cứ 2 năm tăng cao mới có một năm tăng thấp. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt mức cao. Đây cũng là giai đoạn mà Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã chứng kiến dòng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam một cách mạnh mẽ khiến cho lạm phát tăng cao. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, vì vậy Việt Nam đã chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng này chỉ sau một năm gia nhập WTO. Mức cao nhất của lạm phát là năm 2008 với gần 20% trong khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chỉ ở mức 6.8%, thấp hơn so với kì vọng. Tuy nhiên, đây cũng là lần đầu tiên CPI tháng 11/2008 là -0.8% chỉ bằng 99.2% so với tháng 1. Điều này ghi nhận sự bất thường của CPI so vơi quy luật hàng năm (tăng vào quy1 và quý 4). Đây cũng là lần đầu tiên khái niệm về “kiềm chế lạm phát”, “hy sinh tăng trưởng để kiểm soát lạm phát” được chính phủ, các chuyên gia kinh tế nhắc đến để hạ nhiệt lạm phát. Đi kèm với đó là các biện pháp quyết liệt của Chính Phủ nhằm kiểm soát vấn đề này như: giảm đầu tư công, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt,… Tuy nhiên các biện pháp này lại làm cho nền kinh tế đi vào vùng đáy mới lặp lại giai đoạn 1995-2003. Cũng trong giai đoạn này các nhà kinh tế cũng đưa ra khái niệm về ngưỡng lạm phát. Ngưỡng lạm phát ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế khi nó ở mức dưới 11% (theo nghiên cứu của NguyễnVăn Phúc, Khoa kinh tế, Đại học mở Tp. Hồ Chí Minh) vàngược lại nó sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Một phần của tài liệu bài_làm_cuối_cùng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w