CHƯƠNG 10: LẬP TRÌNH KẾT NỐI CSDL MYSQL  

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình PHP và MySQL (Trang 37 - 39)

Mysql_connect(hostname,username,password); Trong đó:

9 Hostname: địa chỉ máy cài MySQL. Nếu cài MySQL trên chính máy dùng để lập trình PHP thì hostname là localhost

9 Username: Tên dùng kết nối với cơ sở dữ liệu 9 Password: Mật khẩu kết nối với cơ sở dữ liệu. Ví dụ:

<?php

$link = mysql_connect(‘localhost’,‘mysql_user’,‘mysql_password’); ?>

Hàm này trả về 1 kết nối hoặc giá trị false nếu không kết nối được.

II. Hàm thông báo lỗi của MySQL

Ta dùng hàm mysql_error(); để thông báo lỗi khi dùng MySQL Ví dụ:

<?php If(!link)

die(‘Could not connect: ’.mysql_errror()); else

echo ‘Connect successfully’; ?> III. Lệnh đóng kết nối với MySQL Ta dùng lệnh mysql_close(tên kết nối); Ví dụ: <?php Mysql_close($link); ?> IV. Lệnh chọn CSDL

MySQL có rất nhiều CSDL nên ta phải chọn ra 1 CSDL nào cần để thao tác. Để thực hiện ta dùng lệnh mysql_select_db(tên CSDL, tên kết nối);

Ví dụ: <?php

$db_selected = mysql_select_db(‘baitap’,$link); if(!db_selected)

{

die(‘Can\’t use baitap ’.mysql_errror()); }

?>

V. Câu lệnh truy vấn:

Để truy vấn CSDL MySQL ta dùng câu lệnh mysql_query(câu lệnh SQL); Hàm trả về giá trị true nếu truy vấn thành công (trừ câu lệnh select)

Hàm trả về 1 recordset (bảng dữ liệu) nếu câu lệnh select truy vấn thành công Hàm trả về false nếu câu lệnh truy vấn không thực hiện được

Ví dụ: <?php

$result = mysql_query(‘delete from tblsach where idsach=2’); //$result sẽ trả về true nếu thực hiện truy vấn thành công.

if(!$result) {

die(‘Không thể truy vấn ’.msyql_error()); }

?>

VI. Lệnh duyệt Recordset

Khi thực hiện truy vấn bằng câu lệnh select, nếu thành công ta sẽ nhận được 1 recordset. Ta phải dùng lệnh duyệt qua recordset này để lấy ra các giá trị mà ta cần.

Lệnh duyệt recordset là mysql_fetch_array(recordset, mode);

Hàm trả về 1 mảng có số phần tử bằng với số cột trong recordset. Các phần tử được đánh chỉ số theo số (MYSQL_NUM) hoặc theo key (MYSQL_ASSOC) hoặc cả hai (MYSQL_BOTH) Các mode sẽ là:

9 MYSQL_NUM: truy xuất mảng theo số 9 MYSQL_ASSOC: truy xuất theo key

9 MYSQL_BOTH: truy xuất theo cả 2 (đây là mode mặc định). Hàm sẽ nhân số phần tử trong mỗi hàng của recordset lên 2. Các phần tử đầu theo số, các phần tử sau theo key (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: <?php

$result = mysql_query(‘select * from tblsach where idsach<=2’);

$row=mysql_fetch_array($result,MYSQL_BOTH); //số phần tử trong mảng ?>

VII. Đếm số dòng trong recordset:

Để biết được số dòng trong recordset ta dùng lệnh mysql_num_rows(tên recordset); Ví dụ:

<?php

$count=mysql_num_rows($result); echo ‘Có ’.$count.‘ trong recordset’; ?>

CHƯƠNG 11: SESSION & COOKIE

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình PHP và MySQL (Trang 37 - 39)