- Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương ghi trong
3.1.2. Công tác mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT,
BHTN tại doanh nghiệp
Trước hết phải huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành đối với việc khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại DN. Do đó, cần phải tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN hàng năm cho các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, giao chỉ tiêu hằng năm và 5 năm theo từng nhóm đối tượng, trong đó có đối tượng người lao động tại các doanh nghiệp. Tham mưu để có những chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu được giao, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện, có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị thực hiện tốt, hoàn thành chỉ tiêu với kết quả cao nhất.
Khó khăn nhất đối cơ quan BHXH là xác định và quản lý được đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cơ quan BHXH chủ yếu chỉ thu được BHXH, BHYT, BHTN từ số lao động mà các đơn vị, doanh nghiệp tự đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN, mặt khác số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chủ yếu có quy mô nhỏ dưới 10 lao động phát triển tương đối nhiều, chiếm số lượng lớn (chủ yếu trong các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp) nhưng phần nhiều là không tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, điều này gây thất thoát một số lượng không nhỏ nguồn thu BHXH, BHYT, BHTN hàng năm,
ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động. Để khắc phục điều này cần có các biện pháp như :
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị theo giấy phép đăng ký kinh doanh đã cấp. Hàng tháng Sở kế hoạch và Đầu tư cung cấp số đơn vị được cấp giấy phép trong kỳ để cơ quan BHXH tiếp cận hướng dẫn, quản lý đơn vị đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN góp phần hạn chế bỏ sót đối tượng thuộc diện tham gia. Thường xuyên phối hợp kiểm tra nếu phát hiện những đơn vị không thực hiện đúng giấy phép và chưa đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì kiên quyết rút giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội giám sát, quản lý số doanh nghiệp và số lao động hợp đồng làm việc trong từng đơn vị để xác định quan hệ lao động làm căn cứ tham gia BHXH, BHYT, BHTN, có như vậy mới có thể quản lý và đưa được số đối tượng thuộc diện phải tham gia vào hệ thống chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
- Phối hợp với Liên đoàn lao động trong việc vận động tổ chức thành lập công đoàn ở các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm đại d iện hợp pháp và đảm bảo quyền lợi về chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc khởi kiện doanh nghiệp theo quy định của Luật BHXH.
- Phối hợp với Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh vận động thành lập các tổ chức cơ sở đảng tại các doanh nghiệp, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc đăng ký tham gia và đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, kịp thời cho người lao động.
- Khi các doanh nghiệp tham gia đấu thầu một lĩnh vực công việc nào đó thì hồ sơ dự thầu phải có xác nhận của cơ quan BHXH về tình hình thực hiện BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của đơn vị, coi đây là một tiêu chí để xét năng lực nhà thầu.