Một số giải pháp chủ yếu được công ty áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cửa sổ nhựa Châu Âu - Eurowindow (Trang 36 - 39)

II. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty:

6.2Một số giải pháp chủ yếu được công ty áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất

6. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các

6.2Một số giải pháp chủ yếu được công ty áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất

quả sản xuất kinh doanh

1.1. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thứ nhất, Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp:

Cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu về tài sản (TS), cơ cấu nguồn vốn (NV) và mối quan hệ cân bằng cấu trúc TS và cấu trúc NV của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ TS để làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính. Nội dung phân tích cấu trúc tài chính bao gồm : phân tích cấu trúc TS và phân tích cấu trúc NV.

Phân tích cấu trúc TS cho thấy mức độ biến động của từng loại TS trong tổng TS; Trên cơ sở đó, nhận ra khoản mục nào có sự biến đđộng lớn để tập trung phân tích và tìm nguyên nhân. Ngoài ra, còn phải tìm hiểu xu hướng biến động các loại TS để đánh giá mức độ hợp lý của việc đầu tư. Tính hợp lý là TS cố định phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên. Phân tích cấu trúc NV : cấu trúc NV thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Nội dung phân tích cấu trúc NV bao gồm phân tích tự chủ về tài chính và phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ. Phân tích tính tự chủ về tài chính thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ. Thông thường, các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo chi trả trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ cao, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và sẽ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp nhận thêm các khoản tín dụng bên ngoài. Tuy nhiên, mỗi NV đều có liên quan đến thời hạn và chi phí sử dụng vốn. Sự ổn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi ánh giá cấu trúc NV của

doanh nghiệp. Để đánh giá tính ổn định của nguồn tài trợ cẩn sử dụng các chỉ tiêu : tỷ suất nguồn vốn thường xuyên (NVTX) và tỷ suất nguồn vốn tạm thời (NVTT). Tỷ suất NVTX là tỷ số giữa NVTX với tổng NV, tỷ suất NVTT là tỷ số giữa NVTT với tổng NV.Tỷ suất NVTX càng lớn cho thấy tính ổn định tương đối trong một thời gian nhất định đối với NV sử dụng; doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Ngược lại, khi tỷ suất NVTX thấp cho thấy nguồn tài trợ phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản vay rất lớn.

Thứ hai, phân tích cân bằng tài chính : Cân bằng tài chính là sự cân bằng giữa tài sản với nguồn tài trợ tương ứng của nó. Mối quan hệ trong trường hợp này thể hiện qua các phương thức, chính sách tài trợ TSC và TSL. Chỉ tiêu phân tích : vốn lưu động ròng (VLR), nhu cầu VLR và ngân quỹ ròng (NQR). VLR được xác định là phần chênh lệch giữa NVTX với TSC và TDH. Còn nhu cầu VLR bằng (=) hàng tồn kho công (+) nợ phải thu của khách hàng trừ (-) nợ phải trả ngắn hạn ( không kể vay ngắn hạn). NQR là phần chênh lệch giữa VLR và nhu cầu VLR. Nếu VLR âm liên tục qua các năm thì doanh nghiệp sẽ mất cân bằng tài chính, tình hình và khả năng thanh toán sẽ gặp khó khăn; Tuy nhiên, để có đánh giá đầy đủ hơn cần thông qua chỉ tiêu NQR. Nếu NQR âm, có nghĩa doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLR và tài trợ cho TSC; cân bằng tài chính kém an toàn và bất lợi cho doanh nghiệp. Nếu NQR dương thể hiện một cân bằng tài chính rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLR.

Do vậy, khi phân tích cấu trúc tài chính, phân tích cân bằng tài chính thông qua chỉ tiêu VLR và NQR cần lưu ý đặc điểm này để có đánh giá đúng thực trạng.

2. Phân tích, đánh giá các chỉ số hoạt động tài chính

Phân tích hiệu quả hoạt động : hiệu quả hoạt động được xem xét một cách tổng quát bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính có mối quan hệ qua lại do đó khi phân tích hiệu quả hoạt động cần phải xem xét hiệu quả của hai hoạt động này bởi lẽ một doanh nghiệp có thể có hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng lại không có hiệu quả hoạt động tài chính hoặc hiệu quả hoạt động tài chính

thấp đó là do các chính sách tài trợ không phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp.

Phân tích hiệu quả kinh doanh : Hiệu qủa kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp. Tuy nhiên,ở góc độ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính thì việc phân tích chỉ giới hạn ở việc phân tích hiệu quả cuối cùng thông qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Do vậy, nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu : tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần; tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay; tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA); tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE).

Phân tích hiệu quả tài chính : Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm, một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao thì sẽ có điều kiện tăng trưởng. Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp so với tổng tài sản mà doanh nghiệp có, đó là khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH). Khả năng sinh lời NVCSH (ROE) thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp với NVCSH. Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. ROE cao chứng tỏ

doanh nghiệp sử dụng NVCSH có hiệu quả. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp

thì doanh nghiệp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư.

Với T là tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Hay ROE = ROA x (1-T) x (1+ Đòn bẩy tài chính). Trong đó, đòn bẩy tài chính = Nợ phải trả/NVCSH. ROE chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: hiệu quả kinh doanh, khả năng tự chủ về tài chính và độ lớn đòn bẩy tài chính.

Trong một số năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả. Để có được kết quả này, công ty đã áp dụng một số giải pháp sau:

- Tổ chức và sử dụng vốn một cách linh hoat, quán triệt nguyên tắc “Vốn phải được sinh sôi nảy nở không ngừng”. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn khai thác tốt số vốn hiện có vào sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất số vốn bị tồn đọng.

- Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình sản xuất công ty đã cố gắng phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, công ty còn luôn chú trọng đến việc đầu tư nghiên cứu để đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã... Trong quá trình tiêu thụ, công ty luôn quán triệt nguyên tắc “Uy tín quý hơn vàng, khách hàng là thượng đế” và “khách hàng luôn luôn đúng”. Ngoài ra công ty còn thực sự cầu thị và lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng. Bên cạnh đó, trong khâu tiêu thụ sản phẩm công ty còn có sự hỗ trợ đặc biệt đối với khách hàng đó là hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ phương tiện vận tải cho khách hàng. Với cách làm như vậy giúp cho khách hàng vừa giảm được chi phí mua hàng vừa không mất thời gian đi thuê phương tiện vận chuyển bên ngoài, chủ động về mặt thời gian.

Từng bước chuyển dịch cơ cấu sản phẩm : Nếu như trước đây, từ một xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm cao su khác nhau thì nay chỉ tập trung chuyên sản xuất một mặt hàng mũi nhọn nhất định. Với cách làm như vậy giúp cho các nhà máy có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, số lượng sản phẩm nhiều hơn thông qua việc chuyên môn hoá trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cửa sổ nhựa Châu Âu - Eurowindow (Trang 36 - 39)