Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu KT01021_DoanThiHoaiHuong4C (Trang 32 - 33)

Theo như quan điểm được đề cập tại mục 2.2.1 về năng lực tài chính thì: Năng lực tài chính của doanh nghiệp là khả năng tạo lập, phát triển và quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp muốn huy động được vốn một cách thuận lợi, muốn tăng trưởng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả sao cho một đồng vốn sử dụng mang lại nhiều đồng lợi nhuận. Vì vậy để đánh giá năng lực hoạt động tài chính của doanh nghiệp người ta thường xem xét trên các phương diện hiệu quả sử dụng các loại vốn, khả năng sinh lời vốn của doanh nghiệp và khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp.

Để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp ta cần phải phân tích sự biến động của các báo cáo tài chính hàng năm thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như: Kết quả sản xuất kinh doanh cho ta thấy khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tốt hay không. Thông qua bảng cân đối kế toán cho ta biết được tình hình vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp từ đó thấy được khả năng trả

nợ của doanh nghiệp, khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nhanh….Bên cạnh đó, ta kết hợp phân tích một số chỉ tiêu của các báo cáo để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, VLĐ và khả năng sinh lời vốn của doanh nghiệp...

Để dễ dàng cho việc đánh giá, xem xét năng lực tài chính của một DN, trong phạm vi đề tài này ta có thể phân chia thành các nhóm chỉ tiêu như sau:

· Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán

· Nhóm chỉ tiêu đo lường năng lực hoạt động và hiệu quả kinh doanh · Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời

· Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn và tài sản

Một phần của tài liệu KT01021_DoanThiHoaiHuong4C (Trang 32 - 33)