Vận dụng mô hình tài chính Dupont

Một phần của tài liệu KT01009_NguyenVanHai4C (Trang 28 - 30)

Mô hình tài chính Dupont thường được vận dụng để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu tài chính cần phân tích. Nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố mà có thể phát hiện nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ và nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân và cải thiện tình trạng yếu kém có thể xảy đến.

Mô hình tài chính Dupont thường được vận dụng để phân tích tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Nếu phân tích tỷ suất sinh lợi của tài sản(ROA) thì có dạng sau:

sinh lợi của = = x (2.1)

tài sản Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản

Dưới đây là sơ đồ mô hình phân tích tài chính Dupont:

Tỷ suất sinh lời của tài sản

Tỷ suất sinh lời Vòng quay tài sản

doanh thu

LNST / Doanh thu Doanh thu / Tổng tài

thuần thuần sản

Doanh thu - Tổng chi Tổng TS + Tổng TS

thuần phí ngắn hạn dài hạn

Chi phí ngoài Chi phí Vốn vật tư Vốn bằng

sản xuất + sản xuất hàng hóa + tiền, phải thu

Sơ đồ 2.1. Mô hình phân tích tài chính Dupont(Nguồn: 15, tr41)

Từ mô hình trên có thể thấy rằng, để nâng cao khả năng sinh lợi của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, quản trị doanh nghiệp phải nghiên cứu và xem xét có những biện pháp gì cho việc nâng cao không ngừng khả năng sinh lời của doanh thu và sự vận động của tài sản.

Như vậy, phân tích tài chính theo mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp, không những đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện mà còn đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Từ đó đề ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.

Một phần của tài liệu KT01009_NguyenVanHai4C (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w