- Tác động tiêu cực
2.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan
Một là, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế du lịch
Đội ngũ cán bộ quản lý, các chủ thể tham gia hoạt động du lịch ở tỉnh gồm: đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương các cấp, ngành chủ quản và có liên quan; các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân, người dân và khách du lịch. Nhận thức của đội ngũ cán bộ và các chủ thể tham gia hoạt động du lịch có ảnh hưởng lớn đến PTKTDL gắn với ĐBANMT. Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp là người định hướng PTKTDL gắn với ĐBANMT thông qua các chính sách; các chủ thể kinh doanh du lịch là doanh nghiệp, người dân là người trực tiếp đưa chính sách cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật, những sáng kiến vào hoạt động du
lịch. Khách du lịch là người thụ hưởng các giá trị văn hóa, tinh thần, môi trường mà sản phẩm du lịch tại các điểm đến đem lại và cũng là người tham gia trực tiếp vào việc BVMT du lịch. Vì vậy, nếu nhận thức được tầm quan trọng cũng như đầy đủ về PTKTDL gắn với ĐBANMT, đội ngũ cán bộ quản lý mới hoạch định chiến lược, chính sách, chương trình phát triển du lịch, chỉ đạo PTDL gắn với ĐBANMT; các chủ thể kinh doanh du lịch ... lựa chọn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc xây dựng, kiến trúc, tiêu dùng xanh, ... tại các cơ sở kinh doanh du lịch sao cho hoạt động kinh doanh du lịch hướng tới thân thiện với môi trường, ứng phó với BĐKH, nhờ đó, PTKTDL sẽ gắn với ĐBANMT. Ngược lại, nếu chưa nhận thức được đầy đủ về PTKTDL theo hướng bền vững, dẫn đến tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường, ảnh hưởng đến thế hiện hiện tại cũng như tương lai.
Hai là, vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
- Trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế du lịch
Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy KTDL PTBV, tác động tích cực đến việc đầu tư. Phát triển theo quy hoạch góp phần phát huy tối đa nguồn lực đầu tư, hệ thống khách sạn, nhà hàng và các công trình phục vụ cho du lịch sẽ được đầu tư đúng hướng, tạo sự đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể PTKTDL của đất nước, chính quyền cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch PTDL của địa phương cho từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện nguồn lực và tiềm năng, lợi thế về du lịch.
-Trong xây dựng cơ chế vận hành luật pháp và chính sách phát triển kinh tế du lịch
Để khai thác tốt các nguồn lực, lợi thế, tiềm năng PTDL của địa phương. Chính quyền cấp tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách có tính chất đặc thù trên cơ sở khung pháp lý chung. Các chính sách được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm vừa đảm bảo nguyên tắc không trái với khung pháp lý chung trong lĩnh vực du lịch, vừa tạo sự thông thoáng, hấp dẫn nhà đầu tư. Ngoài những quy định chung của Nhà nước, chính quyền địa phương nghiên cứu thực tiễn địa phương để cụ thể hóa chính sách nhà nước, vừa ban hành văn phảm quy phạm pháp luật
cần thiết để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PTKTDL đáp ứng yêu cầu gắn với ĐBANMT.
Trong quá trình thực thi chính sách cần đánh giá nghiêm túc, khoa học để hoàn thiện, bổ sung hay sửa đổi chính sách liên quan đến sự PTKTDL của địa phương, như: Luât Du lịch, Luật Đầu tư, chính sách ưu đãi; chính sách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng ngành du lịch.
- Trong xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển kinh tế du lịch
Tổ chức, điều hành các hoạt động du lịch trên địa bàn tinh là thực hiện chức năng tổ chức điều hành sự phát triển của một ngành trong phạm vị một địa phương ở một số nội dung sau: Tổ chức hệ thống đối tượng quản lý: Phải quy hoạch tốt hệ thống các điểm, khu, tuyến du lịch; Tổ chức và điều hành hệ thống chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý phải tương xứng với nhiệm vụ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch; Vận hành sự hoạt động của đối tượng và chủ thể quản lý: Mục đích là đảm bảo hoạt động ăn khớp, thông suốt, tốc độ, đúng hướng. Ngoài nội dung trên, một nội dung mà công tác tổ chức, điều hành cần quan tâm là bảo đảm cơ sở hạ tầng cho PTKTDL như: hệ thống điện, giao thông vận tải, cấp thoát nước, thông tin, bưu chính viễn thông, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở vui chơi, giải trí, ...
- Trong thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững: Nhằm phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, khó khăn, cũng như tài chính, … để thúc đẩy ngành du lịch ở địa phương phát triển mạnh mẽ và đúng hướng.
Ba là, trình độ phát triển kinh tế du lịch của tỉnh
- Trình độ lao động du lịch
Lao động du lịch của tỉnh gồm đội ngũ lao động quản lý (cấp sở, phòng, xã) doanh nghiệp và người dân. Trình độ của đội ngũ lao động du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến PTKTDL. Trong đó, đội ngũ lao động quản lý các cấp vừa là người định hướng PTKTDL thông qua các chính sách, vừa là người tổ chức thực hiện; doanh nghiệp và người dân là người trực tiếp thực hiện chính sách cũng như ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa sáng kiến vào hoạt động KTDL.
Trình độ đội ngũ lao động du lịch của tỉnh thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nếu trình độ đội ngũ lao động du lịch cao sẽ giúp việc soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện tốt chính sách PTKTDL gắn với ĐBANMT; lựa chọn ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào hoạt động KTDL. Nhờ đó, PTDL của tỉnh sẽ hiệu quả và gắn với ĐBANMT. Ngược lại, nếu trình độ lao động thấp, việc ứng phó với BĐKH, không đưa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào PTKTDL của địa phương, không bền vững.
- Khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế du lịch của tỉnh
Là năng lực đưa các tiến bộ kỹ thuật vào việc thiết kế xây dựng, kiến trúc cũng như tiêu dùng, xử lý rác thải từ hoạt động kinh doanh du lịch tại các cơ sở lưu trú, khu điểm, du lịch. Vì vậy, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong PTKTDL tại địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch cũng như mức độ ONMT. Nếu năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương cao sẽ sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; giảm phát thải nhà kính; thích ứng được với BĐKH. Ngược lại, nếu năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch thấp sẽ làm cho tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, ONMT tăng lên, đẩy nhanh tốc độ BĐKH, PTDL thiếu bền vững.