Đối với Chính phủ và các bộ, ngành

Một phần của tài liệu Luận án Tran Viet Hung (Trang 157 - 168)

+ Chính phủ cần nâng cao hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành NH. Chính phủ cần có định hướng thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế hướng tới chiều sâu, giảm sự ảnh hưởng của yếu tố vốn bằng các chính sách như: khuyến khích doanh nghiệp cải tiến công nghệ, trang bị công nghệ mới phù hợp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao hiệu quả đầu tư công, giải quyết tốt mối quan hệ tích lũy và tiêu dùng….

+ Chính phủ cần xây dựng hành lang pháp lý, các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô, hoạt động quản lý nhà nước cần phải hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm thiểu những tác động tiêu cực của thị trường. Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng các giải pháp củng cố thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới; Khai thác hiệu quả thị trường trong nước thông qua việc củng cố hệ thống phân phối, phát triển chuỗi cung ứng hàng hoá nhằm tạo nguồn cung bền vững và giảm chi phí qua đó giảm lượng hàng tồn kho, kích thích sản xuất của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tín dụng tăng cao; Chủ động, linh hoạt trong điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường trong nước…

+ Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp xây dựng hệ thống tài chính phát triển, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, phải xây dựng thị trường chứng khoán, thị trường vốn dài hạn song hành với thị trường vốn ngắn hạn từ hệ thống ngân hàng góp phần đa dạng hóa các kênh huy động vốn của doanh nghiệp, giảm lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng đồng thời phải ban hành các quy định cũng như các chế tài phù hợp để tránh tình trạng thông tin không minh bạch, lũng đoạn, làm giá, sử dụng thông tin nội bộ hay công bố thông tin không kịp thời…nhằm đảm bảo thị trường này phát triển ổn định.

- Tách riêng và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hệ thống tài chính: cơ quan thanh tra, giám sát cần được tách riêng độc lập với Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban chứng khoán; tăng cường sự phối hợp giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ; xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống chỉ tiêu giám sát mới và quy trình giám sát, đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát; giám sát chặt chẽ xu hướng dịch chuyển dòng vốn trên thị trường tài chính và dịch chuyển hướng đầu tư tín dụng sang lĩnh vực tiêu dùng, chứng khoán, bất động sản để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro…

KẾT LUẬN

Kể từ năm 2010 đến nay, sau một thời gian tăng trưởng nóng, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam đã gặp phải những khó khăn nhất định. Nổi lên đó là tình trạng nợ xấu tăng cao, các NHTM thừa vốn nhưng không thể giải ngân được, nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các NHTM…Thực trạng này không chỉ là mối lo của ngành ngân hàng mà nó đe dọa cả toàn nền kinh tế nước nước ta.

Đứng trước tình hình đó, một câu hỏi được đặt ra là vì sao lại sảy ra tình trạng như vậy, đâu là giải pháp khắc phục tình trạng hiện nay. Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng của các NHTM là một trong những đòi hỏi cấp bách của ngành Ngân hàng nói chung và của hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bám sát với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận án đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản như sau:

Thứ nhất, từ lý luận chung về hoạt động tín dụng NHTM, luận án đã hệ thống hóa lý luận về quản lý tín dụng và đưa ra quan niệm về hiệu quả quản lý tín dụng ngân hàng, đồng thời đưa ra hệ thống một số nhóm chỉ tiêu để phản ánh hiệu quả quản lý TDNH trong quá trình hội nhập. Cụ thể, các nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý TDNH phản ánh: Năng lực tài chính của NHTM , lợi ích chủ sở hữu NHTM, mức độ an toàn hoạt động quản lý tín dụng NHTM, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hiệu suất sử dụng vốn...

Thứ hai, trên cơ sở nguồn số liệu của các NHTM Việt Nam từ năm 2010 – nay và từ việc sử dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu đã xây dựng để đánh giá hiệu quả quản lý tín dụng NHTM trên mặt định tính, định lượng, luận án đã chỉ ra việc ứng dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu phản ánh được thực trạng hiệu quả quản lý tín dụng của các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Từ đó, đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, tháo gỡ những khoản nợ xấu – gánh nặng cho nền kinh tế trong thời gian qua và đáp ứng ngày càng tốt hơn hoạt động điều tiết vĩ mô của nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, luận án đã giới thiệu mô hình định tính, định lượng đánh giá xếp hạng nội bộ tín dụng của khách hàng theo tư vấn của công ty kiểm toán quốc tế Emst & Young, mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại theo tiêu chuẩn Basel 2. Luận án đã chỉ ra việc sử dụng mô hình định lượng là lượng hoá các quan hệ dự báo sự thay

đổi các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Để thực hiện hiệu quả các mô hình này đòi hỏi các NHTM phải nâng cấp hệ thống thông tin dữ liệu khách hàng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn QLRR tín dụng Basel 2. Tùy thuộc điều kiện từng ngân hàng, có thể triển khai theo từng giai đoạn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng.

Trên cơ sở mục tiêu tái cơ cấu các NHTM Việt Nam của Chính phủ, luận án đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay, qua đó đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN Việt nam nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng của các NHTM Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Báo cáo thường niên của ACB: Từ năm 2010 đến năm 2018 (9 năm) 2. Báo cáo thường niên của BIDV: Từ năm 2010 đến năm 2018 (9 năm) 3. Báo cáo thường niên của Eximbank: Từ năm 2010 đến năm 2018 (9 năm) 4. Báo cáo thường niên của MBBank: Từ năm 2010 đến năm 2018 (9 năm) 5. Báo cáo thường niên của Navibank: Từ năm 2010 đến năm 2018 (9 năm) 6. Báo cáo thường niên của Sacombank: Từ năm 2010 đến năm 2018 (9 năm) 7. Báo cáo thường niên của Shbank: Từ năm 2010 đến năm 2018 (9 năm) 8. Báo cáo thường niên của Vietcombank: Từ năm 2010 đến năm 2018 (9 năm) 9. Báo cáo thường niên của Vietinbank: Từ năm 2010 đến năm 2018 (9 năm) 10. Báo cáo thường niên NHNN từ năm 2010 đến năm 2018

11. Mai Văn Bưu(2008), Giáo trình hiệu quả và quản lý Dự án Nhà nước, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr 5,7,8,9,10,11,12.

12. Lê Công (2014)“ Tăng trưởng tín dụng gắn với mục tiêu phá triển hệ thống ngân hàng thương mại lành mạnh, bền vững- Thực trạng và giải pháp” 13. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

14. Đặng Ngọc Đức (2011), “Tăng cường khả năng phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

15. Hồ Diệu (2003), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê

16. Nguyễn Thị Hồng (2013), Khó khăn, thách thức trong việc điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011 đến nay và những khuyến nghị chính sách trong thời gian tới, Kỷ yếu tọa đàm khoa học “Nhìn lại điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước 2011 - 2013: Những kết quả và thách thức”.

17. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà (2009), Giáo trình Quản trị học, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân

18. Học viện ngân hàng (2014), Bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng năm 2013, dự báo và một số khuyến nghị chính sách 2014.

19. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. tr48,49,50,51,59,60,296,297,301.

20. Nguyễn Đại Lai (2014), “Tín dụng ì ạch và vấn đề tái cấu trúc các TCTD hiện nay? Giải pháp nào?”.

21. Nguyễn Viết Lợi (2018) “Thị trường tiền tệ, tín dụng- Triển vọng và thách thức” 22. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Chu Khánh Lân (2014) “ Cung cầu tín dụng – Thực trạng

và giải pháp”– Học viện Ngân hàng

23. Tô Kim Ngọc (2013), “Sử dụng công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2011 đến nay”, Kỷ yếu tọa đàm khoa học Nhìn lại điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước 2011 - 2013: Những kết quả và thách thức.

24. Peter Rose,(2007), Quản trị NHTM, NXB Đại học kinh tế quốc dân. (Nhóm tác giả Trường ĐHKTQ Dân dịch) ( tr619)

25. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu(2005), Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, tr 19,20.

26. Lê Đức Thọ (2017), “ Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, thực trạng, các nhân tỗ chi phối, dự báo thời gian tới”

27. Lê Văn Tề (2003), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. 28. Lê Văn Tề (2013). Tín dụng ngân hàng, NXB Lao động

29. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính 30. Nguyễn Hữu Tài (2002), Lý thuyết tài chính – tiền tệ. NXB Thống Kê. 31. Nguyễn Hữu Tiến (2003), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. NXB

Thống Kê.

32. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010)“ Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020” số 21 tạp chí ngân hàng

33. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro NHTM, NXB Thống Kê (tr 313) 34. Nguyến Văn Tiến (2009), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê

tr53,54,57,58,60,61,260,261.

35. Trung tâm nghiên cứu BIDV,(2014), “Báo cáo đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng và đề xuất giải pháp tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu”, Báo cáo số 314/2014.

36. Ủy ban Kinh tế quốc hội (2013), “Báo cáo kinh tế 2013 Thách thức còn ở phía trước”.

II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh

37. Charles L. Gahala, (2003), Credit management principles and practices.

38. Geoff Chaplin, (2010), Credit Derivatives, Trading, Investing and Risk management.

39. Glen Bullivant,( 2010), Credit Management.

40. Monnet, (2012), Financing a Plannned Economy: Institution and Credit Allocation in the French Golden Age of Growth ( 1954- 1974).

41. Paola Sapienza,(2002), The Effects of Government Ownership on Bank Lending, Journal of Financial Economies.

42. Ron Wells, (2004), Global credit management an excutive summary

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Trần Việt Hưng (2008), Nhìn lại thị trường bảo hiểm Việt Nam sau một năm

gia nhập WTO. Tạp chí kinh tế - phát triển, Đại học kinh tế quốc dân,

3/2008.

2. Trần Việt Hưng (2011), Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ hàng

tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Tạp chí kinh tế - phát triển, Đại

học kinh tế quốc dân, 6/2011.

3. Trần Việt Hưng (2015), Nợ xấu: mối lo của toàn nền kinh tế và những giải

pháp trong thời gian tới. Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương,7/2015.

4. Trần Việt Hưng (2018) Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu cho vay doanh

nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí kinh tế Châu Á -

PHỤ LỤC

Các văn bản, quy định về quản lý tín dụng của NHNN từ năm 2010-2018

+ Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng.

+ Thông tư số 05/2010/TT-NHNN ngày 12/02/2010 sửa đổi một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-NHNN ngày 16/7/2009 quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

+ Thông tư số 08/2010/TT-NHNN ngày 22/3/2010 Quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

+ Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam.

+ Thông tư 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 Quy định về thu phí cho vay của TCTD đối với khách hàng.

+ Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD.

+ Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

+ Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-

+ Thông tư số 32/2011/TT-NHNN ngày 6/10/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.

+ Văn bản 7789/NHNN-TTGSNH ngày 27/11/2012 về việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

+ Văn bản 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, giãn nợ.

+Thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 Quy định về việc kiểm soát đặc biết đối với tổ chức tín dụng.

+ Văn bản 8412/NHNN-TTGSNH ngày 12/11/2013 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính Phủ phe duyệt: ‘ Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng’ và ‘ Đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam’.

+ Văn bản 1691/NHNN-TD ngày 19/3/2014 về yêu cầu 5 NHTM : Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, MHB giảm lãi suất cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, ca tra và tôm về mức tối đa 8% /năm.

+ Văn bản Hợp nhất số 20/VBHN-NHNN ngày 22/5/2014 Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

+ Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/5/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

+ Quyết định 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp thei Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính Phủ.

+ Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

+ Thông tư số 14/2015/TT-NHNN ngày 28/8/2015 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 của Thống đốc NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.

+ Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN ngày 9/9/2015 Quy định về việc

Một phần của tài liệu Luận án Tran Viet Hung (Trang 157 - 168)