7. Kết cấu của luận án
1.1.3. Giai đoạn từ 1993 đến nay
Các mô hình kinh tế lượng vĩ mô xây dựng giai đoạn này đã sử dụng hệ thống Tài khoản quốc gia SN thay cho hệ thống số liệu MPS. Mô hình đầu tiên xây dựng thử nghiệm trên cơ sở hệ thống dữ liệu SN là mô hình trong khuôn khổ đề tài 92-98-233/ĐT Nguyễn Văn Quỳ . Mô hình này cũng áp dụng đầy đủ các bước kỹ thuật xây dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường. Mô hình đã thực hiện được một số kết quả có ý nghĩa như phân tích chính sách tác động của tỉ giá hối đoái, chính sách thuế và vốn vay nước ngoài,... Tuy nhiên, do số liệu còn chưa đầy đủ nên mô hình còn mô tả khối đầu tư sản xuất theo đặc điểm của hệ thống MPS.
Khắc phục nhược điểm của mô hình năm 1993, trong khuôn khổ chương trình KX-03 năm 1995, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã thiết lập mô hình kinh tế lượng vĩ mô kết hợp các khối cung, cầu và đã có những đóng góp cho việc đánh giá chính sách và dự báo kinh tế Việt Nam trong những năm 1990 Nguyễn Văn Quỳ - 1995).
Song song với việc xây dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô ở Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, một số cơ quan khác cũng đã thực hiện một số nghiên cứu bước đầu về xây dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô song chỉ dừng lại ở mặt đóng góp về phương pháp luận. Năm 1997, được quỹ Nippon tài trợ, Viện Chiến lược Phát triển cũng đã xây dựng một mô hình kinh tế lượng vĩ mô theo bên cầu. Tuy nhiên, các mô hình đó mới chỉ dừng ở mô hình hạt nhân và còn cần được mở rộng cho khu vực tiền tệ, thu nhập và các tác động có thể có từ nhiều biến bên ngoài. Đây là điều đặc biệt quan trọng, vì ngoài những mối liên hệ nội tại, nền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên nhạy cảm đối với biến động kinh tế của các nước trong khu vực cũng như
trên thế giới. Một ví dụ có thể thấy rõ là tác động của cuộc khủng hoảng Đông Á đối với nền kinh tế Việt Nam trong mấy năm qua.
Mô hình kinh tế lượng hàng năm của Việt Nam phục vụ cho các dự báo ngắn hạn được các nhà nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược Phát triển xây dựng từ năm 1997 với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản. Mô hình này có tất cả 58 phương trình, trong đó có 25 phương trình hành vi và 33 phương trình định nghĩa. Đến năm 2001, mô hình này tiếp tục được các nhà nghiên cứu chỉnh lý và cập nhật nhằm mô phỏng các tác động của dòng vốn FDI và thương mại đối với tăng trưởng kinh tế. Mô hình này có 16 phương trình hành vi và 23 phương trình định nghĩa.
Mô hình kinh tế vĩ mô theo quý được nhóm chuyên gia của Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nhằm phục vụ công tác mô phỏng chính sách và dự báo ngắn hạn. Mô hình có tổng số 35 phương trình, trong đó gồm 14 phương trình hành vi và có 21 phương trình định nghĩa.
Năm 1999, nhóm Phân tích chính sách và Dự báo Kinh tế Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Viện Kinh tế Đức DIW xây dựng thử nghiệm tiếp một mô hình kinh tế lượng vĩ mô dạng cấu trúc áp dụng cho Việt Nam nhằm dự báo mô phỏng chính sách kinh tế 1998 Võ Trí Thành, Rudolf Zwiener và một số tác giả . Mô hình được xây dựng trên cơ sở khung hạch toán tổng thể nền kinh tế Việt Nam nên cơ sở dữ liệu có tính cập nhật và nhất quán khá cao. Mô hình đã ước lượng được GDP theo ngành theo giá so sánh năm 1994, đưa thu nhập thành một khối quan trọng và giải thích xu thế biến động về thu nhập khả dụng của các hộ gia đình. Các biến ngoại sinh sử dụng trong mô hình như tỉ giá, nhịp tăng GDP của các đối tác thương mại quan trọng nhất, giá nông sản trên thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền tệ, sản lượng và giá dầu thô, đầu tư Nhà nước và một số biến khác. Như vậy, mô hình đã cố gắng tính đến tương đối đầy đủ khả năng tác động
của các cú sốc chính sách và sốc từ bên ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình vẫn cần được hoàn thiện nhằm phục vụ cho công tác phân tích chính sách và dự báo kinh tế cho Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi, khu vực Nhà nước đang chiếm một vai trò quan trọng hơn so với khu vực này ở các nước khác. Hoạt động dự báo được thực hiện ở các cơ quan Chính phủ và các Bộ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ xây dựng dự thảo chiến lược phát triển KT-XH, quy hoạch tổng thể, kế hoạch 5 năm cũng như các kế hoạch hàng năm.
Với mục tiêu phục vụ công tác dự báo và mô phỏng chính sách, ngoài mô hình kinh tế lượng, các cơ quan và các Viện nghiên cứu của Việt Nam đã xây dựng thêm các mô hình khác như: mô hình cân bằng tổng quát và mô hình tăng trưởng kinh tế tối ưu trọng cung,...
Mô hình cân bằng tổng quát năm ngành được các chuyên gia Nhật Bản kết hợp với các chuyên gia Việt Nam xây dựng vào năm 1996 trong khuôn khổ dự án NIPPON. Mục đích của mô hình này mô phỏng kế hoạch 5 năm 1996 – 2000, sau đó mô hình được điều chỉnh và cập nhật bởi các chuyên gia của Viện chiến lược Phát triển phục vụ mô phỏng các kịch bản của kế hoạch 5 năm 2001-2005.
Mô hình Cân bằng tổng quát 24 ngành mô phỏng mối quan hệ giữa giảm đói nghèo và tăng trưởng kinh tế của kế hoạch 5 năm 2001-2005 được xây dựng trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu của Việt Nam – Nhật Bản năm 2000.
Mô hình cân bằng tổng quát CGE VNT01 được xây dựng nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của tự do hóa thương mại theo những điều kiện để gia nhập FT và WTO đối với nền kinh tế Việt Nam.
Mô hình tăng trưởng kinh tế tối ưu trọng cung, mô hình tăng trưởng tối ưu nhiều giai đoạn và nhiều ngành để phân tích tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam được các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam cùng xây dựng từ
năm 1996 theo khuôn khổ dự án NIPPON. Mô hình đã được các nhà nghiên cứu Viện Chiến lược Phát triển điều chỉnh và cập nhật dữ liệu để mô phỏng tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn đến năm 2010.
Qua phân tích ở trên ta nhận thấy, công tác nghiên cứu dự báo ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương trong các dự án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài chủ yếu quan tâm đến dự báo kinh tế - xã hội phục vụ cho xây dựng và ban hành các chính sách vĩ mô điều hành nền kinh tế, chứ chưa có các nghiên cứu để xây dựng các mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển của Việt Nam phục vụ cho công tác lập quy hoạch, chiến lược phát triển hệ thống cảng biển của Việt Nam.