Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Một phần của tài liệu NGUYENTHANHPHONG-LA (Trang 54 - 58)

2.2.2.1. Cách chọn các trường nghiên cứu

Chọn chủ đích 3 nhóm trường Đại học, Cao đẳng của Hà Nội, gồm:

+ Khối các trƣờng Kỹ thuật: chọn chủ đích trƣờng Đại học Xây dựng và Cao đẳng Xây dựng số 1 làm đại diện.

+ Khối các trƣờng Kinh tế: chọn chủ đích trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân và Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội làm đại diện.

+ Khối các trƣờng văn hóa, nghệ thuật: chọn chủ đích trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội và Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội làm đại diện.

2.2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng

* Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho chọn mẫu phân tầng:

+ Trong đó:

- n là cỡ mẫu tối thiểu cho toàn bộ các tầng. - Z(1 - a/2) với độ tin cậy 95%. Z(1 - a/2) = 1,96. - L (số tầng- số trƣờng nghiên cứu) = 6.

- N: số lƣợng sinh viên năm thứ nhất của các trƣờng. ĐH Văn hóa Hà Nội (1500); CĐ nghệ thuật Hà Nội (500); ĐH Xây dựng (2800); CĐ Xây dựng số 1 (1400); ĐH Kinh tế quốc dân (4300) và CĐ Kinh tế công nghiệp Hà Nội (3500) (Theo thông tin tuyển sinh năm 2012 của các trƣờng).

- p là 0,49: tỷ lệ học sinh- sinh viên Cao đẳng Y tế Hà Nội có kiến thức đúng về cách sử dụng bao cao su (Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong năm 2011 [80]).

- w: độ mạnh của các tầng, chọn là nhƣ nhau và bằng 1. - d: độ chính xác mong muốn, lấy d= 0,03.

+ Thay vào công thức ta có: n = 2700 sinh viên.

+ Cách chọn SV từng trƣờng vào nghiên cứu: tính theo tỷ lệ số SV đƣợc chọn theo tổng số SV năm thứ nhất vào trƣờng năm 2012 của mỗi trƣờng. Cụ thể chúng tôi chọn số lƣợng SV từng trƣờng nhƣ sau:

. Đại học Văn hóa Hà Nội: 290 sinh viên. . Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội: 95 sinh viên. . Đại học Xây dựng: 540 sinh viên.

. Cao đẳng Xây dựng số 1: 270 sinh viên. . Đại học Kinh tế quốc dân: 830 sinh viên.

. Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội: 675 sinh viên.

* Chọn sinh viên từng trường vào nghiên cứu: sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn bằng phần mềm STATA, với các bƣớc:

+Bƣớc 1: Liệt kê các lớp sinh viên năm thứ 01 chính quy của mỗi trƣờng. + Bƣớc 2: Lập danh sách số sinh viên đủ tiêu chuẩn nghiên cứu (18- 24 tuổi, đồng ý tham gia nghiên cứu) của mỗi trƣờng theo tên A, B, C...

+ Bƣớc 3: Đánh số thứ tự vào danh sách.

+ Bƣớc 4: Dùng phần mềm STATA để chọn các đối tƣợng vào nghiên cứu bằng phƣơng pháp ngẫu nhiên đơn đến khi đạt đủ cỡ mẫu cho nghiên cứu ở mỗi trƣờng.

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu định tính trước can thiệp

+ Cỡ mẫu định tính trƣớc can thiệp: 04 cuộc thảo luận nhóm tại mỗi trƣờng, tổng cộng có 24 cuộc thảo luận nhóm.

+ Chọn đối tƣợng nghiên cứu định tính: chọn chủ đích. - Số lƣợng: 6-8 sinh viên/nhóm

-Cách chọn sinh viên vào nghiên cứu: mỗi trƣờng nghiên cứu tiến hành 4 cuộc thảo luận nhóm:

. 01 nhóm nữ sinh đến từ thành phố; 01 nhóm nữ sinh đến từ nông thôn; 01 nhóm nam sinh đến từ thành phố; 01 nhóm nam sinh đến từ nông thôn.

. Tổng cộng có 148 sinh viên (74 sinh viên nữ; 74 sinh viên nam) tham gia thảo luận nhóm tại 06 trƣờng Đại học/Cao đẳng nghiên cứu.

+ Thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên về sức khỏe sinh sản nói chung và các biện pháp tránh thai nói riêng. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tránh thai của họ. Đồng thời những thông tin qua thảo luận nhóm cũng bổ sung thêm cho nghiên cứu định lƣợng và phục vụ cho nội dung nghiên cứu can thiệp.

2.2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp

Chọn trường can thiệp và trường chứng trong nghiên cứu:

+ Chọn chủ đích.

- Trƣờng can thiệp: Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội. - Trƣờng chứng: Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội.

+ Lý do chúng tôi lựa chọn trƣờng can thiệp và trƣờng chứng là 2 trƣờng này vì:

- Có sự ủng hộ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo cho các giải pháp can thiệp tại trƣờng;

- Từ trƣớc chƣa có các can thiệp về sức khỏe sinh sản tại các trƣờng; - Số lƣợng sinh viên tuyển vào hàng năm không quá lớn; - 2 trƣờng tƣơng đồng về đặc điểm của sinh viên, thời gian và hình thức đào tạo, khoảng cách địa lý;

- Xem xét khả năng thực thi về nguồn lực và thời gian có thể thực hiện đƣợc. + Chúng tôi không chọn các trƣờng ĐH do đối tƣợng chúng tôi chọn là SV năm 1 (đa số là SV học hết cấp 3) nên tại các trƣờng đại học và cao đẳng là khá tƣơng đồng; bên cạnh đó, do hạn chế về thời gian và kinh phí nên chúng tôi chƣa thực hiện can thiệp đƣợc tại nhiều trƣờng nhƣ mong muốn.

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng

* Cỡ mẫu: Cỡ mẫu tính theo công thức:

2pq n1 = n2 = Z2(,)

(p1-p2)2 + Trong đó:

- n1: cỡ mẫu của nhóm can thiệp.

- n2: cỡ mẫu của nhóm chứng.

- : sai lầm loại I, tính bằng 0,05.

- : sai lầm loại II, tính bằng 0,1.

- Ta đƣợc Z2(,)= 10,52

- p1: tỷ lệ học sinh- sinh viên Cao đẳng Y tế Hà Nội có kiến thức đúng về sử dụng bao cao su (Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong năm 2011 [80]), p1= 0,49.

- p2: tỷ lệ mong muốn sinh viên đạt đƣợc có kiến thức đúng về sử dụng bao cao su. Tỷ lệ này dự kiến đạt đƣợc là 0,82.

- p = (p1 + p2)/2 = (0,49 + 0,82)2/2 = 0,86; q= 1-p = 0,14.

+ Thay số vào công thức tính đƣợc n = 244. Nhƣ vậy, cỡ mẫu tối thiểu cho nhóm nghiên cứu can thiệp tại mỗi trƣờng là 244 sinh viên.

*Cách chọn mẫu

+ Nhóm can thiệp: do cỡ mẫu tính toán gần bằng với số SV tại trƣờng Cao đẳng Xây dựng số 1 trong nghiên cứu mô tả, vì vậy, chúng tôi lấy toàn bộ 270 SV trƣờng CĐ xây dựng số 1 trong nghiên cứu mô tả vào nhóm can thiệp.

+Nhóm chứng: trong 675 SV trƣờng CĐ Kinh tế công nghiệp Hà Nội của nghiên cứu mô tả, chúng tôi chọn ra 270 SV có những đặc điểm tƣơng đồng với nhóm can thiệp tại trƣờng CĐ xây dựng số 1 (tuổi, giới, hoàn cảnh sống, ngƣời yêu, kiến thức, thái độ, thực hành về các BPTT) vào nhóm chứng.

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu định tính sau can thiệp

+ Cỡ mẫu định tính sau can thiệp: 04 cuộc thảo luận nhóm tại trƣờng can thiệp và trƣờng đối chứng, tổng cộng có 08 cuộc thảo luận nhóm.

+ Chọn đối tƣợng nghiên cứu định tính: chọn chủ đích. - Số lƣợng: 6-8 sinh viên/nhóm

-Cách chọn sinh viên vào nghiên cứu: mỗi trƣờng nghiên cứu tiến hành 4 cuộc phỏng vấn vào thời điểm sau can thiệp:

. 01 nhóm nữ sinh đến từ thành phố; 01 nhóm nữ sinh đến từ nông thôn sống trong ký túc; 01 nhóm nam sinh đến từ thành phố; 01 nhóm nam sinh đến từ nông thôn sống trong ký túc.

. Tổng cộng có 52 sinh viên (26 SV nữ và 26 SV nam) tham gia thảo luận nhóm tại 02 trƣờng can thiệp và trƣờng đối chứng.

+ Thảo luận nhóm tìm hiểu sâu hơn kiến thức, thái độ và thực hành của SV về SKSS nói chung và các BPTT nói riêng. Đặc biệt, tìm hiểu hiệu quả của các giải pháp can thiệp đến kiến thức, thái độ và thực hành về các BPTT của SV trƣờng đã đƣợc can thiệp.

Một phần của tài liệu NGUYENTHANHPHONG-LA (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w