Nguồn nhân lực của bộ phận lễ tân

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Yen-DL1801 (Trang 48 - 50)

VII. Bố cục của khóa luận

2.3. Nguồn nhân lực của bộ phận lễ tân

Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp thì nguồn lao động luôn đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Trong kinh doanh khách sạn điều này càng quan trọng hơn. Lao động ở bộ phận nào cũng đóng một vai trò quan trọng nhất định. Nhưng có thể khẳng định rằng, lao động ở bộ phận lễ tân bao giờ cũng được tuyển chọn kỹ lưỡng nhất, không chỉ ở trình độ chuyên môn mà còn cả về hình thức. Bởi trong khách sạn,bộ phận lễ tân được coi là bộ mặt của khách sạn, là nơi tiếp xúc đầu tiên và cuối cùng với khách.

Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, giới tính, độ tuổi của bộ phận lễ tân tại khách sạn Avani Harbour View.

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ

(người) (%)

Tổng 25 100

Đại học 15 60

Trình độ chuyên Cao đẳng – Trung 7 28

môn cấp Lao động phổ 3 12 thông Trình độ ngoại Tổng 25 100 Tiếng anh 25 100 ngữ Các tiếng khác 4 16 Tổng 25 100 Giới tính Nam 15 60 Nữ 10 40 <25 6 24 Độ tuổi 25–30 15 60 30–35 4 16 >35 0 0

( Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Avani Harbour View - Hải Phòng )

Qua bảng số liệu ta thấy:

Về trình độ chuyên môn: nhìn chung đội ngũ lao động ở bộ phận lễ tân

đều đã qua đào tạo. Số lao động có trình độ đại học chiếm 60%, còn lai là cao đẳng và trung cấp (40%). Đa số là tốt nghiệp đúng chuyên ngành, chỉ có một số ít được đào tạo từ các chuyên ngành khác. Vì vậy xét về chuyên môn của đội ngũ lao động khá cao. Nhưng nhìn chung các nhân viên đều đã tham gia lớp đào tao theo tiêu chuẩn của khách sạn.

Trình độ ngoại ngữ: khách sạn HarbourView là khách sạn đạt tiêu chuẩn

4 sao. Đối tượng phục vụ chủ yếu là khách nước ngoài. Vì vậy 100% nhân viên có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, tuỳ vào tính chất công việc mà có các yêu cầu về trình độ tiếng Anh đối với nhân viên. Ngoài ra nhân viên lễ tân biết đến ngoại ngữ khá chỉ có 16%. Xét ở góc độ tiêu chuẩn của nhân viên lễ tân ở khách sạn 4 sao là phải thông thạo tiếng Anh nhưng đồng thời cũng phải có khả năng giao tiếp một ngoại ngữ khác. Xét về đối tượng khách của khách sạn, mặc dù chủ yếu là khách châu Âu nhưng số lượng khách Nhật, Hàn cũng chiếm một số lượng không nhỏ. Vì vậy việc ít nhân viên biết đến ngoại ngữ thứ hai là hạn chế của khách sạn. Hơn thế nữa trình độ ngoại ngữ tiếng Anh của nhân viên vẫn chưa thực sự là tốt, đôi khi còn nghe nhầm ý của khách, làm cho khách cảm thấy khó chịu.

Về giới tính: đa số nhân viên bộ phận lễ tân là nam (chiếm 60%) đây là

điều hoàn toàn phù hợp, bởi bộ phận lễ tân đòi hỏi phải có sức khoẻ để vận chuyển hành lý và trực đêm thường là nam giới. Về độ tuổi: đa số nhân viên đều tập trung ở độ tuỏi từ 25-30 (chiếm 60%), lực lượng lao động trẻ, năng động, sáng tạo. Nhưng còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ. Lao động ở độ tuổi trên 30 chiếm 16%, một số người làm trưởng bộ phận hoặc trợ lý họ là những người đã làm lâu năm trong bộ phận lễ tân cũng như trong khách sạn, có nhiều kinh nghiệm.

Về kỹ năng vi tính: nhìn chung nhân viên trong bộ phận lễ tân kỹ năng sử

dụng vi tính là khá tốt, sử dụng thành thạo phần mền quản lý Fidelio.

Một phần của tài liệu Nguyen-Thi-Yen-DL1801 (Trang 48 - 50)