- Phương pháp nghiên cứu
c. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án công trình huyện Hoành Bồ cùng chức
2.1.2.4. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quy mô và độ phức tạp của dự án:
Việc thực hiện dự án cần có sự tham gia của nhiều bên tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp của dự án. Mối quan hệ giữ các bên tham gia khá phức tạp, họ thường liên hệ với nhau bằng hình thức hợp đồng hoặc đàm phán. Bên thực hiện dự án thường phải thành lập tổ quản lý dự án chuyên môn để làm chức năng quản lý.
Tính ổn định của nền kinh tế:
Trong giai đoạn quá độ của sự chuyển đổi cơ chế, chương trình cải cách DNNN là vấn đề phức tạp và không kém phần khó khăn. Nhiều DNNN trong lĩnh vực xây dựng đứng trước sức ép cải cách, một mặt vẫn phải lo công ăn việc làm để tồn tại, mặt khác phải duy trì chỗ đứng trong guồng máy quản lý nhà nước. Cơ chế bao cấp vẫn chưa được xóa bỏ triệt để. Trong khi đó, chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo thống kê, thanh tra, kiểm tra lại không được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả; chế độ trách nhiệm đối với đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Hoạt động của khu vực DNNN cà một thời gian dài theo một luật riêng, bao cấp dưới nhiều hình thức còn phổ biến. Các chính sách tạo lập môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng chưa kịp thời, đồng bộ. Rõ ràng, khi khu vực DNNN được cải cách, cùng với môi trường kinh doanh và cơ chế quản lý doanh nghiệp được hoàn thiện theo một luật phù hợp với cơ chế thị trường, chắc chắn tình trạng thất thoát, tham nhũng trong ĐTXD cũng sẽ được giảm thiểu.
Thời gian qua, nền kinh tế nước ta thiếu ổn định, lạm phát cao, thị trường xây dựng có sự biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu, tỷ giá, tiền lương nhân công... nên việc quản lý chi phí gặp nhiều khó khắn. Dự toán chi phí thay đổi, dự án bị vượt tổng mức đầu tư cũng là nguyên nhân khiến các công trình bị chậm tiến độ.
Năng lực các chủ thể tham gia dự án:
Năng lực các chủ thể tham gia quản lý dự án ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác QLDA. Cụ thể:
Điều kiện năng lực của giám đốc tư vấn quản lý dự án:
Năng lực của giám đốc tư vấn QLDA được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp
với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1: Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã chỉ huy công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1;
Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: Có thời gian liên tục công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là giám đốc hoặc phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã chỉ huy công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2.
Điều kiện năng lực của giám đốc quản lý dự án:
Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban QLDA thì giám đốc QLDA phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về QLDA và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với dự án nhóm C ở vùng sâu vùng xa thì giám đốc QLDA có thể là người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm giám đốc QLDA.
Năng lực của các chủ thể khác tham gia dự án:
Ngoài ra, các chủ thể tham gia dự án còn gồm các kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án. Trong dự án có có các chủ thể tham gia dự án từ các ngành luật, quản lý, tài chính, môi trường, điều hành, giám sát kỹ thuật...theo các vai trò thích hợp.
Từ 3 nhóm yếu tố trên, có thể phân nhỏ thành 7 yếu tố tác động trực tiếp tới quản lý dự án là:
- Hai yếu tố tác động bên ngoài:
+ Nguồn tài trợ và chương trình gồm: nguồn tài chính do nhà tài trợ và chủ đầu tư cung cấp, kết quả mong đợi và thời gian hoàn vốn.
+ Ảnh hưởng bên ngoài như tác động về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lí, môi trường.
- Hai yếu tố phát sinh từ chiến lược của dự án:
+ Thái độ: thể hiện tầm quan trọng của dự án và sự hỗ trợ của các bên liên quan. + Xác định: dự án cần xác định rõ phải làm gì, phương pháp tiếp cận thiết kế dự án và chiến lược thực hiện.
- Ba yếu tố xuất phát từ bên trong tổ chức dự án: + Con người: sự quản lý và sự lãnh đạo;
+ Hệ thống: kế hoạch, chế dộ báo cáo và kiểm soát để đo lường tiến độ cảu dự án; + Tổ chức: vai trò, trách nhiệm và quan hệ giữa các bên tham gia.