Đặc điểm của người lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nguyen-Van-Tinh-CHQTKDK2 (Trang 35)

Ý thức thái độ cá nhân: Đây là quan điểm và thái đọ của con người về một công việc, một sự Vật nào đó. Cách nhìn nhận đó có thể tích cực hay tiêu cực tùy

theo cách đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể và như vậy sẽ phản ánh mức độ tạo động lực khác nhau trong lao động.

Năng lực cá nhân: Là khả năng của một người thực hiện một hoạt động lao động nào đó đảm bảo rằng hoạt động đó sẽ đạt được hiệu quả cao. Khả năng của mỗi người được tạo thành từ ba yếu tố là bẩm sinh, đào tạo và các nguốn lực để vận dụng các kiến thức vào thực tế. Khả năng cá nhân có được chủ yếu là thông qua quá trình giáo dục- đào tạo. Một người càng trẻ càng tham gia học tập nhiều, có nhiều bằng cấp thì càng tiếp thu, lĩnh hội được nhiều kiến thức để nâng cao khả năng làm việc. Tuy nhiên khi có đủ kiến thức nhưng không có điều kiện, tức không được bố trí công việc phù hợp với khả năng và không được cung cấp các điều kiện Vật chất để thực hiện khả năng đó cũng không thể phát huy hoặc chỉ được khai thác rất ít trên thực tế. Khi quá trình làm việc càng lâu thì kinh nghiệm và sự chín chắn trong công việc càng lớn và năng suất lao động cũng cao hơn, những người có khả năng và kinh nghiệm làm việc càng cao thì càng quan tâm thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng và tự chủ trong công việc. Để phát huy được khả năng và kinh nghiệm cần giao công việc phù hợp với khả năng, sở trường mỗi người.

Sở trường: Là những thế mạnh hay khả năng nổi trội vốn có của một người. Nếu như người lao động được làm việc theo đúng sở trường sẽ có tác dụng ở hai điểm sau: Khai thác hết khả năng làm việc của họ và tạo hứng thú cao độ trong lao động, đây là cơ sở để tạo lên sự kích thích lớn. Vì vậy , điều quan trọng là trong mỗi tổ chức cần phải phát huy và khai thác đúng năng lực và sở trưởng để đảm bảo phù hợp với kỹ năng, kỹ xảo và trình độ nghề nghiệp của người lao động

Đặc điểm tính cách: Tính cánh là phong thái cá nhân độc đáo quy định cách thức hành vi của cá nhân trong môi trường xã hội và hoạt động. Tính cách được biểu hiện trong hệ thống thái độ của các cá nhân và trong các phẩm chất, ý chí của con người. Hiểu rõ tính cách cá nhân giúp người quản lý có thể đoán biết được người lao động có thể làm được gì và mong muốn làm gì trong tổ chức. Đặc tính này có thể hiểu cá nhân yêu lao động, thích thiên vị, hay ghét lao động, dễ xúc động hay chậm thay đổi. Tính cách của mỗi người được hình thành và phát triển theo thời gian, chịu sự tác động qua lại của tính di truyền và môi trường hoạt động của cá

nhân. Thực tế tính cách của các cá nhân rất khác nhau và đặc điểm, nội dung yêu cầu của công việc cũng vậy.

Theo logic này, các nhà quản lý cần nỗ lực để lựa chọn người có tính cách phù hợp với công việc. Sự thỏa mãn của người lao động với công việc của mình và sự gắn bó của họ đối với công việc sẽ phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa tính cách của cá nhân với công việc đó. Như vậy, đặc điểm nhân cách có ảnh hưởng trong công tác tạo động lực làm việc.

Đặc điểm tuổi, giới tính người lao động: Các yếu tố này càng phải được quan tâm trong các doanh nghiệp do nguồn tổ chức ngày càng trở lên đa dạng với những nhóm người có độ tuổi, giới tính khác nhau. Nam thường thể hiện sự cạnh tranh, năng động, thích tìm tòi sáng tạo và thể lực tốt trong công việc nhưng hay cẩu thả, nóng vội và thiếu kiên trì trong công việc. Trái lại nữ giới thường cẩn thận, cần cù,có sự chịu đựng và tính kiên trì cao nhưng lại dễ an phận, không thích di chuyển, không thích ganh đua, dễ dãi trong công việc. Khi bố trí và sử dụng lao động cần chú ý đến các khía cạnh do giới tính chi phối nhằm tạo ra những nhóm làm việc có hiệu quả.

Sự khác biệt về tuổi cần nhìn nhận trong nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Tuổi tác thể hiện vai trò gánh vác xã hội trong cuộc sống của mỗi người như chưa có gia đình, sắp nghỉ hưu, cũng như thể hiện định hướng khác nhau trong công việc. Lứa tuổi khác nhau dẫn tới lối sống và hành động khác nhau. Người trẻ tuổi thường năng động sáng tạo, ham học hỏi thích mạo hiểm và thích di chuyển, nhưng lại rất sốc nổi, đôi khi quá mạo hiểm dẫn tới thất bại. Tuổi tác càng tăng thì thường ít sáng tạo, hay bảo thủ, không thích di chuyển nhưng lại rất giàu kinh nghiệm và thận trọng công việc. Do đó, biết bố trí và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực có những lứa tuổi khác nhau sẽ giúp tận dụng những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của họ để có sự hợp tác tốt nhất trong công việc.

Tình trạng kinh tế của người lao động: Tình trạng kinh tế khác nhau cũng tác động rất lớn đến nhu cầu của nguời lao động trong công việc. Nhìn chung mức độ đói nghèo ngày cang lớn thì người lao động càng tập trung vào đòi hỏi nhằm duy trì cuộc sống, nếu người lao động tình trạng kinh tế còn thấp thì họ rất coi trọng yếu tố

lương cao khi lựa chọn công việc. Khi mức sống của người lao động tăng lên cùng với xu hướng phát triển kinh tế trên thế giới mà lương cao không còn là yếu tố tạo động lực chính mà công việc thú vị và môi trường làm việc ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Tóm tắt chương 1: Trong doanh nghiệp việc quan tâm đến nhu cầu vật chất (lương, thưởng …) là điều quan trọng hơn hết. Nâng cao thu nhập cho người lao động phải được coi là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Cần gánh trách nhiệm và nhu cầu thực tế của người lao động với số lượng và chất lượng công việc mà họ đã hoàn thành. Phần thù lao không cố định mà thay đổi tùy theo tình hình công việc của người lao động. Như vậy, người lao động sẽ nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thù lao mà họ nhận được với kết quả thực hiện công việc của bản thân, từ đó kích thích họ làm việc tốt hơn. Tạo ra môi trường làm việc tốt, công bằng cho tất cả thành viên trong doanh nghiệp sẽ làm cho người lao động phấn đấu làm việc để có cơ hội thăng tiến, nâng cao trình độ chuyên môn. Doanh nghiệp cần quan tâm đến các chương trình phúc lợi cho người lao động hăng say làm việc. Doanh nghiệp cần làm tăng quyền tự chủ của người lao động, khuyến khích người lao động tham gia vào các quá trình ra quyết đinh. Điều này sẽ giúp người lao động làm việc có trách nhiệm, sáng tạo và hiệu quả hơn, làm tăng sự thỏa mãn với công việc. Cùng với việc quan tâm đến nhu cầu vật chất, doanh nghiệp cần chú ý đến các nhu cầu tinh thần của người lao động như tạo điều kiện cho người lao động được giao lưu, học tập, phát huy khả năng của mỗi người. Từ đó người lao động sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu

2.1.1 Xác định vấn đề, mục tiêu của nghiên cứu

Có rất nhiều cách tiếp cận để tìm ra những phương pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp, song trong bài luân văn này, tác giả muốn thông qua nghiên cứu quy trình tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần Vật tư nông nghiêp và xây dựng Hải Phòng để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của quy trình và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình này để từ đó tạo động lực làm việc cho người lao động một cách hiệu quả nhất và hoàn thiện nhất tại Công ty

2.1.2 Quy trình nghiên cứu

Tác giả tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu như sau:

* Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, tình hình thực tế tại công ty.

- Xác định vấn đề nghiên cứu - Xác định mục tiêu nghiên cứu - Xác định nhiệm vụ nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp tổng hợp, phân tích

* Đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty * Giải pháp, kiến nghị

2.1.3 Xác định mô hình nghiên cứu

Để xây dựng đúng mô hình nghiên cứu, trước tiên tác giả cần xác định chính xác vấn đề nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu đề tài là tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp và xây dựng Hải Phòng. Sau khi xác định được cần để nghiên cứu tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu của nghiên cứu là đề xuất các giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp và xây dựng Hải Phòng. Tác giả thực hiện nghiên cứu theo các bước sau đây:

2.1.3.1 Phân tích quy trình tạo động lực làm việc cho người lao động

Tác giả phân tích thực trạng quy trình tạo động lực làm việc tại Công ty theo các bước:

Bước 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng việc xác định nhu cầu của người lao động tại Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp và xây dựng Hải Phòng.

Tác giả vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow trong việc tìm hiểu nhu cầu của người lao động tại Công ty bằng những biểu hiện cụ thể trong công việc

Cụ thể như sau:

-Nhu cầu sinh lý được hiểu là nhu cầu về thức ăn chỗ ở nghỉ ngơi của người lao động

- Nhu cầu về an toàn tương ứng với nhu cầu về nơi làm việc an toàn, việc làm được đảm bảo an toàn lao động và an toàn về thân thể của người lao động

- Nhu cầu xã hội được thể hiện ở nhu cầu được là thành viên của Công ty, được giao lưu với những người lao động trong cùng công ty, chia sẻ hợp tác trong công việc cũng như trong cuộc sống.

- Nhu cầu tôn trọng được hiểu là nhu cầu được ghi nhận thành tích, đóng góp của người lao động bằng các phần thưởng, địa vị cơ hội thăng tiến.

- Nhu cầu tự khẳng định là nhu cầu được phát triển tài năng, những triển vọng nghề nghiệp của bản thân người lao động trong Công ty.

Bước 2: Phân loại nhu cầu người lao động.

Sau khi xác định rõ nhu cầu người lao động tại Công Ty tác giả phân loại nhu cầu người lao động để sắp xếp các nhu cầu theo thứ tự ưu tiên, nhu cầu nào cấp bách, quan trọng nhất được ưu tiên thỏa mãn trước nhưng phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Bước phân loại này là tiền đề để thiết kế biện pháp tạo động lực chính xác và hiệu quả đối với những nhu cầu người lao động đã được ưu tiên. Tác giả vận dụng kết hợp thuyết nhu cầu của Maslow và thuyết hai nhân tố của Herzberg để phân loại nhu cầu của người lao động.

Bước 3: Khảo sát và thiết kế biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua việc đánh giá hiệu quả thực hiện các biện pháp tạo động lực tài chính (tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và dịch vụ) và biện pháp tạo động lực phi tài chính ( đánh giá thực hiện công việc, bố trí sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, bầu không khí làm việc). Từ đó nhận xét đánh giá mức độ hiệu quả tạo động lực làm viêc cho người lao động thông qua các biện pháp tạo động lực mà Công ty đã áp dụng

Bước 4: Khảo sát việc triển khai chương trình tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty. Tác giả thu thập các dữ liệu sơ cấp từ các phòng ban về các chương trình tạo động lực đã được thực hiện tại Công ty. Qua đó phân tích cách xây dựng lịch trình triển khai chương trình tạo động lực, mô tả việc phân tích công tác tổ chức thực hiện chương trình tạo động lực và liệt kê các văn bản hướng dẫn mà Công ty đã phát hành trong quá trình triển khai chương trình.

Bước 5: Đánh giá tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty.

2.1.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc

Tác giả phân tích từng yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty như sau:

- Quy định pháp luật Việt Nam: Tác giả tập trung phân tích các quy định của pháp luật của Nhà nước quy định về các mức phúc lợi bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, quy định lương tối thiểu. Bộ luật lao động năm 2012 số 10/2012 QH 2013 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và các nghị định hướng dẫn, nghị định thông tư của Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty; phân tích những thuận lợi khó khăn của đặc điểm ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động ( thông qua quan sát phân tích và phỏng vấn sâu Ban giám đốc Công ty)

- Quan điểm của Ban giám đốc Công ty: sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số lãnh đạo của Công ty

- Chiến lược kinh doanh của Công ty; sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số lãnh đạo của Công ty

- Đặc điểm của người lao động trong Công ty; dựa theo những dữ liệu thứ cấp thu được từ Phòng tổ chức hành chính, tác giả thống kê sự biến động về nhân sự của Công ty trong những năm gần đây; Phân tích cơ cấu lao động của Công ty theo trình độ trong giai đoạn 2014 -2016 và cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính

2.1.4 Kết luận về kết quả nghiên cứu

Sau khi thu thập dữ liệu từ quá trình điều tra, tác giả sẽ tổng hợp, phân tích số liệu. Từ đây, kết quả sẽ giúp tác giả nhận định được tình hình cụ thể của tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty trong thời gian qua, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế sẽ cần khắc phục, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chương trình tạo động lực ở chương 4

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu nghiên cứu

2.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp

- Mục tiêu: thu thập dữ liệu thứ cấp của Công ty về thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động ( quy chế tiền, lương, các văn bản Công ty ban hành liên quan đến chương trình tạo động lực làm việc cho người lao động, số lượng lao động, trình đọ chuyên môn….) dữ liệu của các cơ quan thống kê (tình hình phát triển kinh tế đất nước….) các kết quả nghiên cứu của các tác giả (các bài báo, giáo trình…) để xây dựng khung lý thuyết.

- Cách thức thực hiện: Các số liệu này được thu thập qua các nguồn sau:

Cơ sở lý luận: Các lý luận về quy trình tạo động lực làm việc cho người lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động được thu thập từ sách giáo trình và tài liệu tham khảo.

Thông tin về tình hình hoạt động của Công ty như: thực trạng lao động, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn được thu thập qua các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết cuối năm,báo cáo thường niên của Công ty

Loại nguồn dữ liệu: số liệu phù hợp với việc phân tích đã được Công ty công

Một phần của tài liệu Nguyen-Van-Tinh-CHQTKDK2 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w