7. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc so sánh giữa
giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra
Hoạt động kinh doanh của mỗi tổ chức, doanh nghiệp hàng ngày hàng giờ luôn gắn với các chi phí. Lượng chi phí nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô, khối lượng công việc. Vì vậy, Tổng công ty so sánh lợi ích của quá trình kinh doanh mà Tổng công ty được sau qúa trình đào tạo nguồn nhân lực của mình. Lợi ích của Tổng công ty ở đây bao gồm các yếu tố:
- Những lợi ích thu được từ phía cá nhân người được đào tạo: Kỹ năng thực hiện công việc tốt hơn, tăng sự thoả mãn và hài lòng trong công việc, tạo động lực làm việc, trình độ quản lý của bộ phận quản lý đạt hiệu quả rõ rệt thông qua việc ra những quyết định kinh doanh đúng đắn và đặt được mục tiêu kinh doanh cua Tổng công ty lên hàng đầu, phát triển một thái độ hợp tác trong sản xuất kinh doanh.
- Tổng công ty đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, .. chỉ tiêu lợi nhuận được tính theo công thức sau:
T = Cđt / M
Trong đó:
T: là thời gian thu hồi kinh phí đào tạo (năm)
Cđt: là tổng kinh phí mà tổ chức phải chi trả cho đào tạo trung bình trong năm (gồm: chi phí để tổ chức các lớp, chi phí để trả lương và phụ cáp khác
cho người lao động trong quá trình đi học mà không làm việc...)
M: là phần lợi nhuận tăng lên của tổ chức do đào tạo trung bình / năm Nếu doanh thu và doanh nghiệp đạt được có thể bù đắp được những chi phí kinh doanh và chi phí đào tạo bỏ ra tức là hoạt động kinh doanh có lãi (Π
>0) và kết quả đào tạo nguồn nhân lực đã phát huy được hiệu quả của nó. Còn ngược lại tức là doanh nghiệp, làm ăn thua lỗ (Π <0), kết quả đào tạo ứng dụng vào sản xuất kinh doanh chưa phát huy được hiệu lực doanh nghiệp có thể sử dụng thêm chỉ tiêu sau để đánh giá.
HC = Chi phí đào tạo hàng năm
Số người được đào tạo trong năm
Trong đó : HC là chi phí đào tạo bình quân 1 nhân viên hàng năm