Các giải pháp đồng bộ khác

Một phần của tài liệu quản lý giá của mặt hàng Xăng Dầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 46)

- Về ổn định nguồn cung và an toàn năng lượng:

Như dự báo trên, thị trường xăng dầu còn có những biến động phức tạp, khó xác định trước cả về nguồn và giá. Để đảm bảo an toàn năng lượng, Nhà nước cần có cơ chế: gắn kết nguồn dầu thô với việc bảo đảm nguồn sản phẩm cho thị trường trong nước (thông qua hình thức hàng đổi hàng hoặc thuê chế biến ở nước ngoài. Đồng thời cân đối tài chính của nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô với nguồn chi hỗ trợ cho các đối tượng cần thiết hoặc trong các trường hợp đặc biệt, Nhà nước sớm có phương án tăng thêm lượng dầu dự trữ quốc gia để điều tiết thị trường trong các trường hợp đặc biệt

- Về quản lý thị trường

Trước hết cần tăng cường hoạt động thanh – kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và ban hành các chế tài xử lý các vi phạm quy định nhằm sắp xếp, ổn định hệ thống phân phối, lành mạnh hóa thị trường theo tinh thần của Quyết định số 187/CP và Quyết định số 1505/ TM.

Xem xét lại các điều kiện kinh doanh nhập khẩu và các hộ kinh doanh theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh định hình được hướng kinh doanh lâu dài, văn minh hóa thương mại, hiện đại hóa cơ sở phương tiện kinh doanh, giảm thiểu các yếu tố làm bất

ổn thị trường và nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường…, chủ động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và an toàn xã hội.

Từ đó xem xét, đánh giá giảm bớt các đầu mối kinh doanh nhập khẩu xăng dầu thuộc thành phần Nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cùng tham gia, tạo sự năng động, hiệu quả chung của toàn ngành xăng dầu, hạn chế các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, có tính thời vụ

- Về qui hoạch và đầu tư các cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh xăng dầu:

Hiện nay việc đầu tư các cơ sở tiếp nhận, lưu thông, phân phối còn mang tính tự phát, manh mún dẫn đến lãng phí các nguồn lực xã hội, tăng chi phí lưu thông, hạn chế kinh doanh và làm giảm sức cạnh tranh. Nhà nước cần xác định qui hoạch tổng thể và có cơ chế giám sát thực hiện một cách thiết thực và hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cần thiết cho các dự án trọng điểm, khuyến khích hình thành, phát triển các doanh nghiệp kinh doanh kho cảng, phương tiện vận tải để các tổ chức kinh doanh sử dụng chung, tạo hiệu quả nâng cao khả năng cạnh tranh chung cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

- Về vốn và ngoại tệ

Hiện tại, nguồn xăng dầu tiêu dùng trong nước hoàn toàn nhập khẩu với giá cao. Để bảo đảm nguồn vốn và ngoại tệ đáp ứng đầy đủ, kịp thời, Nhà nước cần có chế độ ổn định, lâu dài để cân đối và ưu tiên nguồn ngoại tệ đủ cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu. Đồng thời trong trường hợp Nhà nước cần phải áp dụng cơ chế bù lỗ, bù giá (qua xăng dầu), cần xem xét đổi mới cơ chế cấp bù trên cơ sở xác định chi phí hợp

lý và lãi gộp cố định theo từng chu kỳ (biến động giá) nhất định nhằm kịp thời bù lỗ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp tiết giảm chi phí, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh trong chu kỳ đó và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

Ngoài ra, về lâu dài phải tính ngay đến các phương án đa dạng hóa việc tiêu dùng nguyên liệu như các nước đang làm. Ví dụ cụ thể như ở trường hợp nước ta ông Nguyễn Danh Nam – giám đốc công ty TNHH Long life Việt Nam đã công bố giải pháp tiết kiệm xăng hoàn toàn mới cho động cơ, giúp nâng hiệu suất sử dụng nhiên liệu lên đến 200%. Áp dụng đối với xe ô tô có dung tích 2000 phân khối, giải pháp này đã giúp chiếc xe đi 100 km chỉ tiêu thu hết 6-7 lít xăng, trong khi bình thường nó “đốt” không dưới 13 lít xăng. Theo vụ năng lượng – bộ công nghiệp, hiệu ứng buồng đốt động cơ theo giải pháp tiết kiệm xăng của ông Nguyễn Danh Nam lên đến hơn 90% - nghĩa là động cơ đốt tối đa nhiên liệu, giảm khí thải độc hại, trong khi mức hiệu ứng buồng đốt thực tế của các động cơ hiện nay đang thấp hơn rất nhiều.

Hay hướng dẫn tiêu dùng năng lượng có lợi cho nền kinh tế quốc dân, như tính đến yếu tố thay thế lẫn nhau giữa các dạng năng lượng, giảm thiểu sự phụ thuộc quá mức vào xăng dầu. Khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng sạch như khí, khí hóa lỏng, nhiên liệu sinh học… và các nguồn năng lượng sản xuất trong nước như than, điện.

Tóm lại, trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động bất thường của thị trường xăng dầu thế giới, việc đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực nói chung, đối với mặt hàng

phá” để thích nghi và phát triển. Vấn đề còn lại là, những giải pháp cụ thể với những nội dung khả thi và cách thức tiến hành hợp lý là quan trọng và có tính chất quyết định hình thành các cơ chế chính sách mới.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trên lộ trình bước vào hội nhập kinh tế quốc tế nên cơ chế chính sách quản lý kinh doanh xăng dầu trong nước cần phải phù hợp với thông lệ thị trường xăng dầu quốc tế. Nguồn xăng dầu tiêu thụ trong nước phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu thì quản lý xăng dầu nội địa lại càng phải phù hợp với sự vân động của thị trường xăng dầu thế giới.

Trước diễn biến giá của dầu thô trên thị trường thế giới, các bộ ngành liên quan đã tính toán các phương án điều chỉnh giá bán lẻ nhiên liệu trong nước nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp cũng như chia sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Mức tăng giá cũng được cân nhắc kỹ lưỡng vừa đảm bảo được hai mục tiêu trên, đồng thời cũng nhằm hạn chế tác động tiêu cực tới toàn nền kinh tế.

Tóm lại toàn bộ bài viết của em đã phần nào làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến thị trường xăng dầu trong nước. Về khái niệm chung của giá sản phẩm, hoạt động quản lý giá, sự cần thiết phải quản lý giá; thực trạng quản lý giá xăng dầu trong nước và quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; cũng như bàn về các giải pháp mang tính khả thi, rút ra bài học từ cơ chế quản lý của các nước trong khu vực và trên thế giới để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước nhằm làm cho sự biến động giá xăng dầu trên thế giới không tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước.

Do hiểu biết của em còn hạn hẹp, khả năng trình bày bài viết còn hạn chế, nên có nhiều sơ xuất. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ngô thị Việt Nga, thầy giáo Nguyễn Ngọc Huyền đã giúp em định hướng xác định đề tài, hướng dẫn và chỉnh sửa, giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

Một phần của tài liệu quản lý giá của mặt hàng Xăng Dầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w