7. Bố cục của Luận văn
2.2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là tỉnh thuộc phía Bắc Trung Bộ, có tổng diện tích đất tự nhiên là 8.065 km2, với 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi, dân số vào khoảng là
936.607 người; có 08 huyện, thành phố, thị xã trong đó có 01 huyện nghèo (huyện Minh Hóa), có 159 xã, phường, thị trấn, trong đó có 54 xã nghèo. Dân cư phân bố không đều, 84,80% sống ở vùng nông thôn và 15,20% sống ở thành thị; nền kinh tế với cơ cấu chủ yếu là nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 8,2%. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 5,3%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng với tốc độ bình quân 14,1% năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và kinh doanh dịch vụ bình quân hàng năm tăng 20,5%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 4.500 tỷ đồng vào năm 2018, bình quân tăng 21% năm, chiếm tỷ trọng 13,5% GDP toàn tỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh được đầu tư ngày càng đồng bộ, hiện đại. Có sân bay, cảng biển, đường sắt, đường bộ, hệ thống thuỷ lợi,... Tài sản của khối doanh nghiệp tăng bình quân 13,6% năm. Đến cuối năm 2018, tài sản của các doanh nghiệp ước đạt gần 80 ngàn tỷ đồng... Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, Quảng Bình còn gặp phải những khó khăn, thách thức: ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường biển, lạm phát kinh tế, đầu tư công thắt chặt, nguồn vốn hạn chế…Việc thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng trưởng chưa cao, sản xuất công nghiệp vẫn còn nhiều mặt chuyển biến chậm; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số công trình, dự án trọng điểm của tỉnh còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, cải cách hành chính có mặt chuyển biến chưa mạnh. Và những thuận lợi, khó khăn đó phần nào tác động đến các hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và chuyển nhượng dự án đầu tư trong kinh doanh bất động sản nói riêng tại tỉnh Quảng Bình.