Xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu TRANTHILY-laYTCC35 (Trang 59 - 60)

- Với số liệu định lượng:

+ Các số liệu điều tra được kiểm tra, làm sạch, mã hoá và nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1, sau đó xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 18.0.

+ Để mô tả thông tin chung, thực trạng sử dụng các dịch vụ chăm sóc COPD, hen, nghiên cứu sử dụng các kiểm định thống kê như tính tỷ lệ %, các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, max, min,…

+ Để phân tích mối liên quan giữa các đặc điểm: giới, tuổi, trình độ học vấn, loại đối tượng KCB… nghiên cứu sử dụng các test χ² với các tỷ lệ %, test ANOVA với các giá trị trung bình. Sự khác biệt coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

+ Mô hình hồi quy đa biến Logistic được xây dựng dựa trên nguyên tắc lựa chọn biến đầu vào với tiêu chuẩn loại trừ 5% và 10% được sử dụng để kiểm soát một số yếu tố nhiễu tiềm tàng trong phân tích mối liên quan. Trong nghiên cứu này, hai chỉ số thống kê được sử dụng để phản ánh mối liên quan giữa các biến là OR và CI:

 OR (Odds Ratio): Là chỉ số phản ánh mối liên quan giữa một yếu tố nguy cơ (tuổi cao, bệnh đồng mắc...) và một kết cục (sử dụng dịch vụ...). Vì là điều tra cắt ngang tại một thời điểm nên chỉ số OR được sử dụng để phản ánh mối liên quan trong nghiên cứu này là phù hợp.

CI (Confidence interval) - Khoảng tin cậy (KTC) hay giới hạn tin cậy: là đại lượng tính bằng phần trăm cho biết độ tin cậy của một số liệu. Khoảng tin cậy α% tính cho một tham số bao gồm 2 số mà người ta có thể nói với độ tin cậy α% rằng giá trị chân thực của nó sẽ nằm trong khoảng giữa 2 số đó. Nói cách khác, chỉ có xác suất (1-α) dẫn đến việc chúng ta chọn một mẫu quan sát làm cho khoảng tính được không bao hàm giá trị chân thực của tham số. Nghiên cứu này sử dụng khoảng tin cậy 95%.

+ Đánh giá hiệu quả: Vì là nghiên cứu dọc, mỗi đối tượng được theo dõi và đánh giá tại ba mốc thời điểm: sau 06 tháng, sau 12 tháng và sau 24 tháng được quản lý, điều trị tại đơn vị CMU, do vậy phương pháp đánh giá hiệu quả trước và sau quản lý, điều trị là so sánh một số tỷ lệ trước và sau quản lý, điều trị bằng chỉ số hiệu quả tính theo công thức:

│Tỷ lệ sau ─ Tỷ lệ trước│

Chỉ số hiệu quả (%) = x 100

Tỷ lệ trước - Với số liệu định tính:

+ Tổng hợp phân tích các thông tin, số liệu định tính dựa trên các nội dung, kết quả của phỏng vấn sâu, ghi chép theo chủ đề phân tích, trích dẫn từ băng ghi âm. + Liệt kê các chủ đề phân tích về thực trạng sử dụng dịch vụ tại CMU.

+ Liệt kê các chủ đề phân tích về các yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng dịch vụ của NB hen, COPD tại CMU.

+ Liệt kê các chủ đề phân tích tính hiệu quả của công tác quản lý, chăm sóc đối với việc cải thiện tình trạng bệnh.

+ Mã hóa các đối tượng trả lời rồi tiến hành ghi chép, gỡ băng ghi âm, sắp xếp các nội dung trả lời theo chủ đề phân tích đã liệt kê, sắp xếp.

Một phần của tài liệu TRANTHILY-laYTCC35 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w