HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VIETBANK.
3.2. Một số đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại VIETBANK.
nhân tại VIETBANK.
3.2.1. Đối với VIETBANK.
3.2.1.1. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của NHTM. Vì vậy, để phát triển hoạt động cho vay cá nhân, trước hết phải xây dựng được một
chính sách tín dụng hợp lý, trong đó định hướng phát triển hoạt động cho vay cá nhân phải được đặt lên hàng đầu.
Để thực hiện điều này, ngân hàng cần xác định được quy mô vốn của ngân hàng. Hoạt động tín dụng cá nhân là một hoạt động có rất nhiều rủi ro. Quy mô món vay nhỏ nhưng số lượng và nhu cầu về vay cá nhân lại rất lớn. Hơn nữa, chính sách tín dụng của ngân hàng cần xác định được nhu cầu tín dụng của khách hàng. Để làm được điều này, cần thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát nhu cầu tín dụng của người dân trên địa bàn. Đồng thời ngân hàng cần xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với thị trường, phù hợp với sự thay đổi chung của chính sách của chính phủ và nền kinh tế.
3.2.1.2. Củng cố và hoàn thiện đội ngũ cán bộ tín dụng:
Từ thực tiễn cho thấy rằng, một trong những vấn đề có tính quyết định đến chất lượng thẩm định phụ thuộc vào chất lượng các công việc từ hoạch định chính sách đến việc thẩm định, xét duyệt, cho vay, thu nợ, trong đó con người là chủ thể của mọi hoạt động. Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp và cũng là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Do vậy để nâng cao chất lượng thẩm định, ngân hàng cần xây dựng, đào tạo và phát triển một đội ngũ cán bộ tín dụng về số lượng, tinh về chất lượng, đầy đủ những tiêu chuẩn nhất định về trình độ kiến thức, kinh nghiệm, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức. Trong mỗi cán bộ tín dụng phải nắm chắc quy trình nghiệp vụ, nhạy bộn trong phân tích để có những quyết định đúng đắn. Kinh nghiệm, tư cách đạo đức, tính trung thực của mỗi cán bộ tín dụng ngân hàng là những chuẩn mực hết sức cần thiết.
Tuyển dụng cán bộ:
Ngân hàng nên chú trọng việc tuyển dụng các cán bộ có trình độ chuyên môn, hiểu biết về Tài chính – Ngân hàng tốt, tư duy nhạy bén, sáng tạo, ưu tiên với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định. Đồng thời ngân hàng cần có những chính sách thu hút các chuyên gia, các cán bộ thẩm định giỏi về làm việc.
Đào tạo cán bộ:
Ngân hàng phải thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chú trọng về khả năng thẩm định và
phân tích. Các lớp đào tạo bồi dưỡng có thể trực tiếp do các cán bộ thẩm định có trình độ, kinh nghiệm của ngân hàng giảng dạy, hoặc thuê các chuyên gia trong và ngoài nước đến giảng dậy. Ngân hàng nên bố trí cho cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng khác trong và ngoài nước.
Bố trí cán bộ:
Ngân hàng cần căn cứ vào tính chất phức tạp, độ quan trọng của dự án, năng lực của mỗi cán bộ để phân công cán bộ thẩm định và phụ trách các dự án phù hợp với trình độ và sở trường của mỗi người. Hơn nữa, ngân hàng cần tiến hành xem xét và rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ thẩm định. Đặt kế hoạch bồi dưỡng hay chuyển sang làm công việc khác đối với những người không đáp ứng được yêu cầu của công việc, chú ý sắp xếp các cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao và ý thức vươn lên trong công việc vào những vị trí quan trọng.
3.2.1.3. Nâng cấp công nghệ
Với thực trạng và điều kiện của ngân hàng hiện nay, việc có một hệ thống công nghệ hiện đại là một giải pháp gópphần nâng cao chất lượng thẩm định. Ngân hàng cần trang bị cho bộ phận thẩm định đầy đủ các phương tiện làm việc tuỳ theo chất lượng công việc để có thể truy cập và xử lý một số lượng thông tin lớn, áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại.
3.2.1.4. Công tác thẩm định tài sản bảo đảm
Nhân lực cho lĩnh vực định giá tài sản bảo đảm tăng thêm cả về mặt số lượng và chất lượng. Vì khối lượng công việc thẩm định của ngân hàng là rất lớn, điều này dễ ngay áp lực công việc cho cán bộ thẩm định; tăng chất lượng thẩm định viên nghĩa là tạo điều kiện cấp kinh phí cho cán bộ theo học khoá đào tạo thẩm định viên. Việc định giá tài sản đảm bảo là một công việc khó thực hiện vì nó không đơn giản chỉ là việc định giá tài sản có giá trị hiện tại, mà nó còn có tính đến giá trị tương lai của BĐS; điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có một cái nhìn tổng quát về BĐS, nhận định được những yếu tố nào của thị trường ảnh hưởng đến giá trị tương lai của BĐS như quy hoạch, đưa ra một giá trị BĐS hợp lý không gây thiệt cho khách hàng, không gây rủi ro cho ngân hàng. Để làm được điều này đòi hỏi các cán bộ thẩm định của ngân hàng phải có kiến thức trước hết về lý luận khoa
học về ngành nghề thẩm định giá, sau đó là kinh nghiệp chuyên môn. Cũng có thể nâng cao chất lượng của cán bộ thẩm định bằng cách tuyển những người học đúng chuyên ngành, mà không phải mất chi phí đào tạo thêm.
Đồng thời, cần xây dựng một hệ thống dữ liệu cơ sở dữ liệu về hoạt động định giá BĐS thế chấp trong toàn hệ thống Ngân hàng một cách cụ thể và nhanh chóng, giúp cho việc lấy thông tin của các cán bộ nhanh hơn và có cơ sở hơn, giúp cho việc quản lý hoạt động định giá thuận tiện hơn