Đặc điểm chung và cách chia đoạn

Một phần của tài liệu Giáo trình thủy lực công trình - Chương 10 pot (Trang 55 - 57)

Chương 11: Dòng chảy ổn định trong sông thiên nhiên

11.1Đặc điểm chung và cách chia đoạn

So với dòng chảy trong kênh máng, dòng chảy trong sông phức tạp hơn nhiều do các yếu tố thủy lực thay đổi phức tạp dọc theo dòng chảy

Nếu xét chặt chẽ thì không có con sông nào lại có dòng chảy ổn định trong một thời gian dài

Khi không có lũ, sự thay đổi của các yếu tố thủy lực trong sông nói chung là chậm, khi đó có thể xem là dòng chảy ổn định

Lòng sông không có sự thống nhất về độ dốc đáy, đáy sông là gồ ghề, lồi lõm

Có thể xem sông thiên nhiên là một kênh hở, không lăng trụ, rất phức tạp, trong đó các yếu tố như diện tích mặt cắt ngang, chu vi ướt, độ rộng,… không thể biểu diễn bằng hàm số đơn giản của độ sâu và chiều dài được

Chương 11: Dòng chảy ổn định trong sông thiên nhiên

11.1 Đặc điểm chung và cách chia đoạn

Khi giải sai phân phải chia thành các đoạn sông, và công việc đó rất quan trọng, sao cho trong các đoạn chia việc áp dụng PT sai phân là đúng đắn và có kết quả tốt nhất

Nguyên tắc chia đoạn:

Lưu lượng không đổi, không có sông nhánh, sông con chảy vào hay chảy ra Mặt cắt lòng sông thay đổi ít

Trong mỗi đoạn nên có một độ dốc mặt nước và độ nhám thống nhất

Thường có thể dùng bản đồ địa hình để chia đoạn sông. Ngoài ra còn cần đến các tài liệu của trạm đo mực nước để vẽ đường mặt nước dọc sông, vẽ các chi tiết cần thiết của mặt cắt…

Chương 11: Dòng chảy ổn định trong sông thiên nhiên

Một phần của tài liệu Giáo trình thủy lực công trình - Chương 10 pot (Trang 55 - 57)