Đánh giá tác động môi trường của quá trình quy hoạch

Một phần của tài liệu tmth-qhc.tt_bi-20-5-2015 (Trang 48 - 53)

VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

7.2. Đánh giá tác động môi trường của quá trình quy hoạch

7.2.1. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội

Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bỉ có tác động không nhỏ đến vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực; Trong đó, có cả các tác động tiêu cực và tích cực:

* Tác động tích cực:

-Diện mạo khu vực được thay đổi theo hướng trở thành đô thị được xây dựng trật tự, ngăn nắp, văn minh, hiện đại, các khu chức năng được bố trí hợp lý, hệ thống giao thông được hình thành hoàn chỉnh => Tạo tiền đề cho thị tứ phát triển trở thành điểm đô thị dịch vụ- công nghiệp, kích cầu kinh tế địa phương, thu hút đầu tư…

-Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch xây dựng đồng bộ (giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thoát nước, xử lý nước thải....) là cơ hội cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển đô thị theo hướng bền vững, tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế.

-Xây dựng hệ thống công viên cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao => giúp điều hòa vi khí hậu, tạo lập các điểm vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân => góp phần hình thành một đô thị hiện đại, văn minh gắn liền với phát triển bền vững.

* Các tác động tiêu cực

- Quy hoạch xây dựng đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu vực, tăng diện tích đất ở, giao thông, công trình công cộng.v.v..., đồng thời thu hẹp diện tích đất nông nghiệp gây ra các tác động ảnh hưởng tới vấn đề kinh tế - xã hội và đời sống người dân trong khu vực:

+ Các hộ dân nằm trong khu vực phải di dời đến nơi ở mới để lấy đấy xây dựng => ảnh hưởng đến cuộc sống, phát sinh các mâu thuẫn trong vấn đề giải phóng mặt bằng... Tuy nhiên, trong quy hoạch đã có sự nghiên cứu, bố trí các công trình, hệ thống giao thông phù hợp không ảnh hưởng đến khu vực đất ở hiện trạng => Số lượng hộ dân chịu ảnh hưởng mất đất ở rất nhỏ (không đáng kể);

+ Việc trưng dụng đất nông nghiệp sẽ khiến nhiều hộ dân bị mất đất sản xuất, buộc phải chuyển đổi ngành nghề, thay đổi lối sống từ nông nghiệp sang làm dịch vụ, công nghiệp...Tuy nhiên, nếu có kế hoạch, lộ trình cùng các chính sách chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý thì đây chính là cơ hội để người dân cải thiện cuộc sống, tham gia các loại hình sản xuất có mức thu nhập cao hơn, ổn định hơn, nâng cao tri thức, cải thiện đời sống.

- Trong quá trình thi công xây dựng sẽ có một lượng công nhân tập trung thi công phục vụ cho dự án do đó kéo theo sự phát triển tự phát các loại hình dịch vụ mang tính thời vụ như: nhà trọ, quán cơm, cửa hàng tạp phẩm, hàng nước... ở khu vực xung quanh công trường để phục vụ sinh hoạt của công nhân và có thể có cả các hiện tượng tiêu cực phát sinh như: nợ chịu, cờ bạc, đánh nhau... Những hiện tượng này sẽ gây ra mất ổn định trật tự an ninh của khu vực, làm xáo trộn cuộc

sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, những hiện tượng này chỉ mang tính chất tạm thời, và kết thúc sau khi dự án đi vào hoạt động.

7.2.2. Tác động đến môi trường nước

Khi quy hoạch được triển khai, đô thị được phát triển, dân số đô thị tăng thì nhu cầu dùng nước, lượng chất thải rắn cũng gia tăng => Thành phần, khối lượng nước thải, rác thải sẽ tăng theo.

- Ước tính lượng nước thải của đô thị theo quy hoạch đến năm 2030 là: 1.298(m3/ngày). Trong đó nước thải từ dân cư: 940m3/ngđ, nước thải từ công trình công cộng: 188m3/ngđ, nước thải công nghiệp 170 m3/ngđ.

+ Như vậy lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt dân cư và công cộng trong khu vực là tương đối lớn. Với đặc tính có hàm lượng chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng cao, dễ phân hủy, thu hút ruồi, muỗi, côn trùng và vi sinh vật => cần được thu gom xử lý trong ngày để không mất mỹ quan, gây mùi hôi khó chịu và bùng phát dịch bệnh.

Bảng: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đến năm 2030

Đơn vị: kg/ngày

Thành phần Tải lượng chất ônhiễm Tải lượng chất ô nhiễm được Xửlý đạt QCVN 14:2008/BTNMT

TSS 76 11,28

BOD5 (đã lắng) 332,5 56,4

N- NH4+ 617,5 112,8

Dầu mỡ 19 11,28

Phosphat 31,35 11,28

+ Nước thải từ khu vực sản xuất công nghiệp tuy có khối lượng nhỏ hơn nhưng đây là loại nước thải có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao.

Dự báo tải lượng nước thải do hoạt động công nghiệp đưa vào môi trường trong ngày như sau:

Bảng: Dự báo tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp đến năm 2030

Đơn vị: kg/ngày

Thành phần Tải lượng chấtô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm được Xử lýđạt QCVN 40:2011/BTNMT

COD 54,4 25,5

BOD5 23,8 8,5

TSS 37,4 17

Tổng N 112,2 6,8

Tổng P 13,6 1,02

+ Lượng chất thải rắn thị trấn Bỉ đến năm 2030 ước tính 10,44(tấn/ngày) ~ 3.810 (tấn/năm); Trong đó:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: đặc tính có hàm lượng chất hữu cơ cao, dễ phân hủy. Nếu không được thu gom kịp thời sẽ gây mùi khó chịu, dễ phát sinh dịch

bệnh, gây mất mỹ quan đô thị. Dự báo đến năm 2030 lượng rác thải sinh hoạt: 8,55 tấn/ ngày ~ 3.120 tấn/ năm.

+ Chất thải rắn công nghiệp: đặc tính có hàm lượng thành phần các chất phức tạp, tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất khác nhau. Phần lớn các chất thải trong hoạt động công nghiệp đều có đặc tính khó phân hủy, chứa nhiều yếu tố độc hại gây ô nhiễm môi trường cần phải được quản lý chặt chẽ và thu gom xử lý đảm bảo quy chuẩn cho phép. Dự báo đến năm 2030 chất thải rắn phát sinh trong khu vực là 1,89 tấn/ngày ~ 690 tấn/ năm.

* Ngoài ra, trong quá trình thi công xây dựng cũng gây ra các tác động đến môi trường nước đó là:

- Quá trình san nền, giải phóng mặt bằng, phát quang cỏ dại sẽ tạm thời làm mất lớp mặt phủ thực vật sẽ làm gia tăng quá trình rửa trôi đất, tăng sạt lở đất => ảnh hưởng đến chất lượng nước các ao hồ và suối trong khu vực;

- Vật liệu xây dựng, dầu mỡ rơi vãi từ các máy móc thi công bị cuốn trôi vào lòng mương => gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở sự lưu thông của dòng chảy

- Nước thải, rác thải sinh hoạt của các công nhân gây tác động đáng kể đến chất lượng nước mặt khu vực. Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt là các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng (SS), hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật gây bệnh.

Bảng: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải giai đoạn xây dựng TT Các thông số Đơn vị Nồng độ QCVN 24: 2009/BTNMT 1 pH - 6,99 5,5-9,0 2 Chất rắn lơ lửng SS mg/l 663,0 100 3 COD mg/l 640,9 100 4 BOD5 mg/l 429,26 50 5 NH4+ mg/l 9,6 10 6 Tổng N mg/l 49,27 30 7 Tổng P mg/l 4,25 6 8 Fe mg/l 0,72 5 9 Zn mg/l 0,004 3 10 Pb mg/l 0,055 0,5 11 Dầu mỡ mg/l 0,02 5 12 Coliform MPN/100l 53x103 5000

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật môi trường Đô thị và Khu công nghiệp

7.2.3. Tác động đến môi không khí

Các nguồn phát sinh ô nhiễm tới môi trường không khí khi hình thành đô thị được nhận dạng chi tiết tại bảng sau:

Bảng : Nguồn phát sinh các chất ô nhiễm không khí trong khu vực quy hoạch

TT Hoạt động Các chất ô nhiễm

1 Ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân

Các chất ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, SO2, CO, CO2, NO, NO2 từ hoạt động sinh hoạt.

2 Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông Các chất ô nhiễm phát sinh do các phương tiện giao thông chủ yếu là: tiếng ồn, bụi, SO2, CO, CO2, NO, NO2, VOC, Pb…

3 Khí thải công nghiệp Có thành phần phức tạp, tùy thuộc vào loại hình vàcông nghệ dây chuyền sản xuất; - Hiện tại, đây cũng là các nguồn tác động chính tới môi trường của khu vực, tuy nhiên sau khi đô thị được xây dựng, tốc độ phát triển dân cư gia tăng, hệ thống giao thông được xây mới, mở rộng và chỉnh trang => chất ô nhiễm đưa vào môi trường ra tăng;

Bảng: Hệ số phát thải di động đặc trưng theo động cơ

Đơn vị: kg/1.000km

Phương tiện Bụi SO2 NOx CO VOC Pb

Loại động cơ Động cơ 2 thì < 50cc 0,12 0,36S 0,05 10 6 Động cơ 2 thì > 50cc 0,12 0,6S 0,08 22 15 Động cơ 4 thì > 50cc 0,76S 0,3 20 3 Động cơ < 1.400cc 0,07 1,27S 1,5 15,73 2,23 0,09P Động cơ 1.400-2.000cc 0,07 1,62S 1,78 15,73 2,23 0,11P Động cơ > 2.000cc 0,07 1,85S 2,51 15,73 2,23 0,13P Xe tải nặng dùng xăng

Chạy trong đô thị 0,4 4,5S 4,5 70 7 0,31P

Chạy ngoài đô thị 0,45 3,7S 7,5 55 5,5 0,25P

Xe tải <3,5 tấn dùng dầu

diezenChạy trong đô thị 0,2 1,16S 0,7 1,0 0,15

Chạy ngoài đô thị 0,15 0,34S 0,55 0,85 0,4

Xe tải 3,5-16 tấn dùng dầu diezen

Chạy trong đô thị 0,9 4,29S 11,8 6,0 2,6

Chạy ngoài đô thị 0,9 4,15S 14,4 2,9 0,8

Xe tải >16 tấn dùng dầu diezen

Chạy trong đô thị 1,6 7,26S 18,2 7,3 2,6

Chạy ngoài đô thị 1,6 7,43S 24,1 3,7 3,0

Xe buýt dùng dầu diezen

Chạy trong đô thị 1,4 6,6S 16,5 6,6 5,3

Chạy ngoài đô thị 1,2 5,61S 18,2 2,8 2,2

Nguồn: Rapid inventory technique in environmental control, WHO 1993

- S là hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu (%); - Pb là hàm lượng chì trong nhiên liệu (g/l).

* Để triển khai xây dựng theo quy hoạch, bất kể đô thị nào cũng phải trải qua giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng các công trình. Trong giai đoạn này, môi trường không khí chịu các tác động mang tính chất cục bộ và tạm thời

Bảng: Hệ số phát thải bụi trong xây dựng

STT Nguồn phát sinh bụi Hệ số phát thải

1 Hoạt động đào đất, san ủi mặt bằng (bụi đất, cát) 1 – 100g/m3 2 Hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, đá, cát,

sỏi …), máy móc, thiết bị… 0,1 – 1g/m3

3 Hoạt động vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặtđường (bụi đất, cát) 0,1 – 1g/m3

Nguồn: Rapid inventory technique in environmental control, WHO 1993

Bảng: Độ ồn tại khoảng cách 1 mét đối với các phương tiện thi công và vận chuyển

STT Phương tiện vận chuyển, máy mócthiết bị thi công Độ ồn tại 1m (dBA) Dải độ ồn Trung bình 1 Máy ủi 79  93 86,0 2 Xe lu 72,0  75,0 73,0 3 Máy kéo 77,0  96,0 86,5 4 Máy cạp đất, máy xúc 81,0  97,0 89,0 5 Xe tải 82,0  96,0 88,0 5 Cần trục di động 76,0  87,0 81,5 6 Máy đóng cọc 81,0  115,0 98,0

7 Máy xúc gàu trước 72,0  84,0 78,0

8 Máy lát đường 87,0  88,5 87,7

9 Máy phát điện 71,0  82,5 77,2

10 Búa khoan/máy khoan đá 75,0  99,0 87,0

11 Máy trộn bê tông 75,0  88,0 81,5

12 Máy nén khí 73,0  88,0 81,0

TCVN 5949-1998 (6  18h) 75 dBA

Tiêu chuẩn Bộ Y tế (thời gian tiếp xúc là 8

giờ) 85 dBA

Nguồn: Bolt et al. (1971, 1987); Western Highway Institute (1971); WSDOT (1991); LSA Associates (2002).

Bảng: Độ ồn phát sinh từ các công việc thi công đường

STT Hoạt động Độ ồn (dBA)

10 m 50 m 70 m

1 Phá bỏ đường và công trình cũ 83 69 66

2 Dọn dẹp bề mặt, đổ đá/cát 83 69 66

3 Đào, vận chuyển đất cát 80 56 50

Nguồn: Website www.aberdeencity.gov.uk/, 2008.

7.2.4. Tác động đến môi trường đất và hệ sinh thái

Quá trình xây dựng có các tác động tiêu cực đến môi trường đất và hệ sinh thái khu vực là:

- San nền, đào, đắp hồ gây ảnh hưởng đến mặt phủ và tính chất đất => ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên cạn, dưới nước;

- Vật liệu san nền, xây dựng, dầu mỡ rò rỉ của các phương tiện thi công, nước thải, rác thải sinh hoạt của công nhân nếu không được thu gom xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đất.

- Chất lượng nước bị ô nhiễm cũng có tác động tiêu cực đến môi trường đất và điều kiện sống của hệ sinh thái.

- Chất thải rắn gia tăng, nếu không được thu gom và xử lý kịp thời cũng gây tác động tiêu cực đến môi trường đất, nguy cơ bùng phát dịch bệnh...

Một phần của tài liệu tmth-qhc.tt_bi-20-5-2015 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w