Phụ lục C
C.3.6. Lưu ý đặc biệt khi máy đang hoạt động
a) Không được phép gia công ở chế độ không phải là cắt chìm bởi vì quá trình gia công EDM có sự phun chất lỏng điện môi vào phôi có thể kích thích sự đánh lửa (xem Hình C.1).
b) Chú ý tới quá trình gia công gần bề mặt chất lỏng điện môi: nên chú ý đặc biệt tới cách cố định và định vị của các phần cố định để không xảy ra hiện tượng phóng lửa cạnh bề mặt chất lỏng điện môi; mức chất lỏng điện môi nên được giữ ở mức lớn hơn 50 mm kể từ mặt trên của phôi (xem Hình C.2, C.3 và C.8).
c) Giám sát quá trình gia công tự động: nên giao cho một người có khả năng thực hiện các thao tác phù hợp để tránh các mối nguy hiểm do cháy tạo ra để tạo ra vùng an toàn trong suốt quá trình gia công tự động mà không kể đến các thiết bị an toàn có sẵn. Các ví dụ sau đây là các nguy hiểm cháy
thực tế liên quan tới thiết bị EDM sử dụng chất lỏng điện môi dễ cháy và phải chú ý không được thực hiện quá trình gia công trong các điều kiện này:
1) Đánh lửa khi gia công không phải là cắt chìm;
2) Gia công phôi có chiều cao không phù hợp với độ sâu của bể gia công, mức chất lỏng điện môi nên lớn hơn 50 mm kể từ mặt trên của phôi.;
3) Gia công với mực dung dịch không đủ chiều sâu mặc dù bể gia công có đủ thể tích;
4) Sự phóng điện giữa điện cực và phôi cố định; sự phóng điện ở vùng không mong đợi và gần bề mặt chất lỏng điện môi;
5) Sự phóng điện giữa cáp nguồn với lớp bảo vệ điện bị vỡ và đồ gá phôi; 6) Sự phóng điện giữa điện cực và đồ gá do điện cực bị rơi ra khỏi bộ gá của nó;
7) Sự phóng điện trên bề mặt chất lỏng điện môi sinh ra các bít do quá trình phóng điện bất thường; 8) Sự giảm mực chất lỏng điện môi không chủ định;
9) Sự phóng điện giữa điện cực và đầu phun rửa.