Giải pháp về quy trình kỹ thuật thẩm định:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm tài chính chính sự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển Quảng Ninh (Trang 28 - 30)

5. Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay:

3.1.1.Giải pháp về quy trình kỹ thuật thẩm định:

Quy trình, kỹ thuật thẩm định dự án, đặc biệt là thẩm định về mặt tài chính là vấn đề cần bàn nhiều nhất đối với nhiều ngân hàng chứ không riêng đối với Ngân hàng Đầu t & Phát triển Quảng Ninh. Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế đó em xin đa ra một số giải pháp sau, dựa trên cơ sở so sánh thực tế và lý thuyết.

Sử dụng các phơng pháp giá trị hiện tại: Chi nhánh cha áp dụng các biện pháp này. Do đó, các chỉ tiêu nên đợc áp dụng vào thẩm định của ngân hàng là: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỉ suất nội hoàn IRR, thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Trong khi áp dụng, biện pháp tính NPV, IRR, PI nên đợc dùng trong mọi dự án, phải đợc xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả thi về mặt tài chính. Về nội dung, nguyên tắc áp dụng đã đợc nêu trong phần lý thuyết. Khi có sự mâu thuẫn về kết quả của 2 cách tính thì ngân hàng phải thống nhất sử dụng chỉ tiêu NPV, bởi nó phản ánh chính xác nhất khối lợng lợi nhuận ròng đợc tạo ra từ dự án. Nguyên tắc chung là lựa chọn dự án có NPV >0 và càng lớn càng tốt, nếu có những dự án loại trừ thì chọn dự án có NPV lớn nhất và lớn hơn 0.

Phân tích độ nhạy, tính điểm hoà vốn: Chi nhánh cần yêu cầu tất cả các dự án phải tiến hành phân tích độ nhạy bởi đây là biện pháp quan trọng để dự án lờng trớc các hậu quả bất lợi, từ đó có những điều chỉnh cần thiết.

Chi nhánh phải thực hiện tính điểm hoà vốn cho dự án, trong đó chú ý tới điểm hoà vốn trả nợ. Việc tính toán điểm hoà vốn nhằm xác định công suất huy động tối thiểu cần có để dự án không bị lỗ, không mất khả năng thanh toán, làm cơ sở cho việc yêu cầu chủ dự án có kế hoạch điều chỉnh công suất, kế hoạch sản xuất thích hợp.

Tính dòng tiền của dự án: Chi nhánh cần yêu cầu chủ dự án xây dựng bảng lu chuyển tiền tệ của dự án giúp doanh nghiệp điều chỉnh luồng tiền vào, ra cho hợp lý. Trên cơ sở đó kiểm tra và đánh giá các khoản thực thu, thực chi, từ dự án để biết đợc có khi nào dự án vấp phải khó khăn thanh toán, đồng thời biết đợc tính thực tế của kế hoạch trả nợ.

Các chỉ tiêu tài chính: Hiện nay chi nhánh cha có các chỉ tiêu định mức để so sánh. Vì thế dựa trên cơ sở các dự án cho vay trớc đây, ngân hàng nên cố gắng

xây dựng một số chỉ tiêu quan trọng cho mình để làm cơ sở cho việc đánh giá. Ngoài ra chi nhánh có thể tham khảo chỉ số định mức của các ngân hàng khác, các tổ chức tài chính trong và ngoài nớc để phục vụ việc xây dựng hệ thống chỉ số này.

Đánh giá tài sản thế chấp: Ngân hàng phải xác định giá trị hiện tại của tài sản thế chấp, xem xét kế hoạch sử dụng, khấu hao chính, đánh giá mức độ hao mòn vô hình để đảm bảo giá trị thực của chúng đáp ứng yêu cầu của ngân hàng. Chú ý không coi giá trị tài sản thế chấp là cơ sở chủ yếu để quyết định cho vay, mà chỉ nên coi chúng là một trong những biện pháp bảo đảm tiền vay, phòng ngừa rủi ro.

Đánh giá kế hoạch trả nợ: Cần kết hợp chặt chẽ với việc phân tích độ nhạy và cách thức khấu hao tài sản để kiểm tra tính khả thi của các nguồn đợc huy động trả nợ. Các ngân hàng khi cho vay thờng rất ít chú trọng vào kế hoạch trả nợ, họ th- ờng chỉ quan tâm tới đánh giá dự án ở những năm doanh nghiệp còn nghĩa vụ nợ, đánh giá dự án theo quan điểm của ngời cho vay: coi năng lực trả nợ là hàng đầu. Do đó để nâng cao chất lợng thẩm định, chi nhánh phải tránh tình trạng này, phải phân tích toàn bộ thời gian tồn tại của dự án, đánh giá dự án một cách khách quan trên tinh thần giúp đỡ hỗ trợ doanh nghiệp bởi hiệu quả tài trợ của ngân hàng thể hiện trong hiệu quả đầu t của doanh nghiệp.

Thẩm định dự án sau khi giải ngân và khi dự án đang hoạt động: Cần liên tục tiến hành kiểm tra sự hoạt động của dự án, giám sát việc sử dụng vốn đầu t, quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng, bảo quản tài sản thế chấp. Có thể định kỳ phân tích tình hình tài chính dự án để có những yêu cầu, giúp đỡ chủ dự án hoặc đề ra phơng án thu hồi vốn nếu dự án không đem lại hiệu quả nh mong muốn. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, trong đó quan trọng nhất là kế hoạch trả nợ.

Về quy trình thẩm định: Chi nhánh cần xây dựng bản hớng dẫn quy trình thẩm định dự án một cách chi tiết, cụ thể, cập nhật các phơng pháp, chỉ tiêu mới chứ không nên chỉ dựa vào văn bản hớng dẫn thẩm định của Ngân hàng Đầu t & Phát triển Việt Nam.

Xử lý lạm phát: Chất lợng thẩm định của dự án phụ thuộc rất nhiều vào ảnh hởng của lạm phát trong tính toán các chỉ tiêu tài chính. Lạm phát là vấn đề có tính chất vĩ mô và là một yếu tố khách quan mà bản thân dự án không thể khắc phục đ- ợc. Vì thế hầu hết các dự án khi tính toán tài chính đều không tính đến yếu tố lạm phát. Điều này có thể làm cho vốn đầu t sau khi duyệt quyết toán sẽ tăng lên thậm chí gấp 2, 3 lần. Mức lạm phát càng cao thì nhu cầu tiền tệ để thực hiện đầu t trong tơng lai càng lớn so với tính toán theo giá hiện thời, tơng ứng với nó hiệu quả đầu t càng thấp và nh vậy chất lợng thẩm định dự án sẽ không cao. Do đó, việc xử

lý lạm phát trong quá trình tính toán là hết sức cần thiết thông qua việc xác định ròng tiền khử lạm phát của dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm tài chính chính sự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng đầu tư & phát triển Quảng Ninh (Trang 28 - 30)