Tính chất của phương pháp thử và phương pháp đo 1 Độ chính xác

Một phần của tài liệu THỐNG KÊ HỌC - TỪ VỰNG VÀ KÝ HIỆU - PHẦN 2: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG Statistics - vocabulary and symbols - Part 2: Applied statistics (Trang 25)

3. Quy định, giá trị và kết quả thử 1 Khái niệm liên quan đến quy định

3.3. Tính chất của phương pháp thử và phương pháp đo 1 Độ chính xác

3.3.1. Độ chính xác

Mức độ gần nhau giữa kết quả thử (3.4.1) hoặc kết quả đo (3.4.2) với giá trị thực (3.2.5).

CHÚ THÍCH 1: Trong thực tế, giá trị quy chiếu được chấp nhận (3.2.7) được thay cho giá trị thực. CHÚ THÍCH 2: Khi dùng cho một tập hợp các kết quả thử hoặc kết quả đo, thuật ngữ “độ chính xác” liên quan đến tổ hợp các thành phần ngẫu nhiên và sai số hệ thống hoặc thành phần độ chệch chung. CHÚ THÍCH 3: Độ chính xác đề cập đến sự kết hợp giữa độ đúng (3.3.3) và độ chụm (3.3.4).

3.3.2. Độ chệch

Mức độ sai khác giữa kỳ vọng của kết quả thử (3.4.1) hoặc kết quả đo (3.4.2) và giá trị thực (3.2.5). CHÚ THÍCH 1: Độ chệch là sai số hệ thống tổng hợp khác với sai số ngẫu nhiên. Có thể có một hay nhiều thành phần sai số hệ thống đóng góp vào độ chệch. Sự sai khác hệ thống so với giá trị thực càng lớn thì độ chệch càng lớn.

CHÚ THÍCH 2: Độ chệch của phương tiện đo thường được ước lượng bằng trung bình sai số của chỉ thị trong một số lượng thích hợp các phép đo lặp lại. Sai số của chỉ thị là: “chỉ thị của phương tiện đo trừ đi giá trị thực của đại lượng đầu ra tương ứng”.

CHÚ THÍCH 3: Trong thực tế giá trị quy chiếu được chấp nhận (3.2.7) được thay cho giá trị thực.

3.3.3. Độ đúng

Mức độ gần nhau giữa kỳ vọng của một kết quả thử (3.4.1) hoặc kết quả đo (3.4.2) và giá trị thực

(3.2.5).

CHÚ THÍCH 1: Thước đo độ đúng thường được thể hiện bằng độ chệch (3.3.2).

CHÚ THÍCH 2: Độ đúng đôi khi được đề cập đến như là “độ chính xác của trung bình”. Cách dùng này không được khuyến nghị.

CHÚ THÍCH 3: Trong thực tế giá trị quy chiếu được chấp nhận (3.2.7) được thay cho giá trị thực.

3.3.4. Độ chụm

Mức độ gần nhau giữa các kết quả thử / đo độc lập (3.4.3) nhận được trong điều kiện quy định. CHÚ THÍCH 1: Độ chụm chỉ phụ thuộc vào phân bố của sai số ngẫu nhiên chứ không liên quan đến

giá trị thực (3.2.5) hay giá trị quy định.

CHÚ THÍCH 2: Thước đo độ chụm thường được thể hiện bằng độ phân tán và được tính toán như độ lệch chuẩn của các kết quả thử (3.4.1) hoặc kết quả đo (3.4.2). Độ chụm càng thấp thì độ lệch chuẩn càng lớn.

CHÚ THÍCH 3: Thước đo định lượng của độ chụm phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện quy định.

Điều kiện lặp lại (3.3.6) và điều kiện tái lập (3.3.11) là những tập hợp cụ thể của các điều kiện quy định.

Một phần của tài liệu THỐNG KÊ HỌC - TỪ VỰNG VÀ KÝ HIỆU - PHẦN 2: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG Statistics - vocabulary and symbols - Part 2: Applied statistics (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w