CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Một phần của tài liệu luat-phong-chong-tham-nhung-sua-doi- (Trang 28 - 29)

Mục 1

CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC,ĐƠN VỊ ĐƠN VỊ

Điều 56. Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước

1. Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng.

2. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền.

Điều 57. Công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham

nhũng.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc đơn vị trực thuộc kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

3. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền.

Điều 58. Hình thức kiểm tra

1. Kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch và tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng.

2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.

Mục 2

Một phần của tài liệu luat-phong-chong-tham-nhung-sua-doi- (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w