BÀI TẬP: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN A NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ :

Một phần của tài liệu giao-an-day-them-Ly-6-1 (Trang 26 - 27)

D. MỞ RỘNG KIẾN THỨC:

BÀI TẬP: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN A NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ :

A. NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ :

1. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Khi chất rắn nở vì nhiệt, thể tích của nó tăng lên, và mọi kích thước của nó đều tăng lên. Sự tăng kích thước của vật được gọi là sự nở dài của vật rắn.

Sự nở dài của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong kĩ thuật. 2. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng và sắt.

B. BÀI TẬP:

1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng.

B. Khối lượng của vật giảm. C. Khối lượng riêng của vật giảm. D. Khối lượng riêng của vật giảm.

Trả lời: D. Khối lượng riêng của vật giảm.

2. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?

A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ.

C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.

Trả lời: B. Hơ nóng cổ lọ.

3. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Trả lời: Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.

4. Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thuỷ tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ?

Trả lời: Vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần.

C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:

1. Kinh nghiệm cho thấy cốc bằng thuỷ tinh dày khi rót nước sôi vào thì dễ vỡ, cốc bằng thuỷ tinh mỏng ít khi bị vỡ hơn. Em hãy giải thích tại sao?

2. Bóng đèn điện đang sáng, nếu bị nước mưa hắt vào (hoặc nước từ tầng trên dột xuống) thì bị vỡ ngay. Ví sao như vậy?

Một phần của tài liệu giao-an-day-them-Ly-6-1 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w