Người có thẩm quyền xử phạt VPHC theo quy định của Luật XLVPHC có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt VPHC, trừ những trường

Một phần của tài liệu image_upload.file.b40e8e8f6fb901c8.5441492d4c4945552d584c565048432d436875e1baa96e2e646f63 (Trang 25 - 27)

có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt VPHC, trừ những trường hợp sau:

+ Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ (Khoản 1 Điều 39 Luật XLVPHC);

+ Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành nhiệm vụ (Khoản 1 Điều 40 Luật XLVPHC);

+ Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành nhiệm vụ và Tổ trưởng tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển (Khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật XLVPHC);

+ Công chức Hải quan đang thi hành nhiệm vụ (Khoản 1 Điều 42 Luật XLVPHC);

+ Kiểm lâm viên đang thi hành nhiệm vụ (Khoản 1 Điều 43 Luật XLVPHC);

+ Công chức thuế đang thi hành nhiệm vụ (Khoản 1 Điều 44 Luật XLVPHC);

+ Kiểm sát viên thị trường đang thi hành nhiệm vụ (Khoản 1 Điều 45 Luật XLVPHC);

+ Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Trưởng đoàn thanh tra liên ngành cấp bộ và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Khoản 1 và khoản 5 Điều 46 Luật XLVPHC);

+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 48 Luật XLVPHC);

+ Chấp hành viên thi hành án dân sự; Chấp hành viên thi hành án dân sự là Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản vụ việc phá sản (Khoản 1 và Khoản 3 Điều 49 Luật XLVPHC).

- Việc giao quyền xử phạt VPHC được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

- Cấp phó được giao quyền xử phạt VPHC phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt VPHC của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác.

2.3. Ra quyết định xử phạt (Điều 67 Luật XLVPHC)

- Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi VPHC mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi VPHC.

- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi VPHC thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.

- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi VPHC khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.

- Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

Lưu ý khi ban hành quyết định xử phạt VPHC

- Sử dụng mẫu quyết định số 02 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các Nghị định, Thông tư thuộc ngành, lĩnh vực khác nếu có

- Trường hợp cấp phó ký thì phải ghi rõ văn bản ủy quyền.

- Các biện pháp khắc phục hậu quả phải ghi đúng theo quy định của Luật và các văn bản liên quan. Trường hợp phạt tiền thì phải ghi rõ tên kho bạc nơi nộp tiền.

Bước 4: THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT Quyết định xử phạt Quyết định xử phạt không lập biên bản (1)

Một phần của tài liệu image_upload.file.b40e8e8f6fb901c8.5441492d4c4945552d584c565048432d436875e1baa96e2e646f63 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w