QUY ĐỊNH CHUNG

Một phần của tài liệu LUẬT QUẢN LÝ THUẾ (Trang 86 - 88)

Điều 137. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế

1. Việc xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy địnhdẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu hành vi trốn thuế thực hiện theo quy định của Luật này.

4. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai (02) lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế.

5. Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 50 của Luật này thì tùy theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định tại Luật này.

6. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm lập biên bảnvi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử thì Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử xác định rõ hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế của người nộp thuế thì Thông báo này là biên bản vi phạm hành chính làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt.

7. Trường hợp vi phạm hành chính về quản lý thuế, đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.

Điều 138. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. 3. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Điều 139. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền; 2. Mức phạt tiền

a) Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 143 của Luật này;

b) Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu số thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm b, c khoản 2 Điều 143 của Luật này;

c) Phạt từ một (01) đến ba (03) lần số tiền thuế trốn đối với hành vi quy định tại Điều 144 của Luật này;

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp đủ số tiền thuế trốn; số tiền thuế thiếu.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 140. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Luật này.

2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 143, 144, 145 và 146 của Luật này.

Điều 141. Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

1. Người nộp thuế bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bị thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 28 Điều 3 Luật này được miễn tiền xử phạt. Tổng số tiền miễn phạt tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại.

2. Không miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

MỤC 2

Một phần của tài liệu LUẬT QUẢN LÝ THUẾ (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w