Câu 1: Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm? Câu 2: Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật? Câu 3: Các hình thức cơ bản của phép biện chứng.
Câu 4: Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm khi giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học?
Câu 5: Vấn đề cơ bản của Triết học là gì?
Câu 6: Tại sao mối quan hệ giữa vật chất và ý thức lại là vấn đề cơ bản của triết học? Câu 7: Hạn chế và đóng góp của thuyết Bất khả tri và của phái Hoài nghị luận? Câu 8: Các trường phái triết học nào thời cổ đại đã nêu ra thuyết nguyên tử?
Câu 9: Câu “Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” là của Nhà triết học cổ đại nào?
Câu 10: Câu “Tri thức là sức mạnh mà thiếu nó con người không thể chiếm lĩnh được của cải của giới tự nhiên” là của nhà triết học nào thời cận đại?
Câu 11: Câu “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” là của nhà triết học nào thời cận đại?
Câu 12: Ai là người tổ chức và biên tập cuốn: “Bách Khoa toàn thư” ở Pháp thế kỷ XVIII?
Câu 13: Ai là tác giả của tác phẩm “Lịch sử tự nhiên phổ thông và lý thuyết bầu trời”? Câu 14:Sự khác nhau căn bản giữa phép biện chứng của Mác và phép biện chứng của Hêghen?
Câu 15: Sự khác nhau căn bản giữa phép biện chứng duy vật với phép biện chứng duy tâm?
Câu 16: Thành tựu khoa học tự nhiên nào vào đầu thế kỷ XIX là tiền đề hình thành triết học Mác?
Câu 17: C.Mác nhận bằng tiến sĩ triết học vào lúc bao nhiêu tuổi? Câu 18: Hãy nêu đầu để luận án tiến sĩ triết học của C.Mác?
Câu 19: Trong điếu văn trước mộ C.Mác, Ph. Ăng ghen đã nêu lên: Mác có hai phát hiện vĩ đại. Hai phát hiện vĩ đại đó là gì?
Câu 20: Màu mà C.Mác thích nhất?
Câu 21: Triết học của ai bị gọi là “triết học của sự khốn cùng”? Câu 22: Triết học của ai bị xem là “sự khốn cùng của triết học”?
Câu 23: Vì sao ý niệm trong triết học của Hêghen được gọi là “tuyệt đối”?
Câu 25: Nêu định nghĩa của Ph. Ăngghen về vận động? Câu 26: Các hình thức cơ bản của vận động?
Câu 27: Sai lầm của những người theo chủ nghĩa “Đắcuyn xã hội” là gì? Câu 28: “Không gian nhiều chiều”. Luận điểm đó đúng hay sai?
Câu 29: Vì con người có thể phân đoạn thời gian theo ý của mình, nên thời gian là mang tính chủ quan?
Câu 30: Nguồn gốc nhận thức của triết học là thế nào? (trả lời ngắn trong 3 – 5 dòng) Câu 31: Nguồn gốc xã hội của triết học là thế nào? (trả lời ngắn trong 5 dòng )
Câu 32: Những nội dung cơ bản trong phạm trù vật chất mà V.I.Lênin nêu ra? Câu 33: Vì sao V.I.Lênin nói “vật chất là phạm trù triết học”?
Câu 34: Ý thức là gì?
Câu 35: Trong các yếu tố cấu thành của ý thức thì yếu tố nào là quan trọng nhất? Câu 36: Ý thức ra đời từ đâu?
Câu 37: Tự ý thức, tiềm thức, vô thức có là các yếu tố nằm trong cấu trúc của ý thức không?
Câu 38: Quan điểm coi vô thức là hiện tượng tâm lý cô lập, hoàn toàn tác khỏi hoàn cảnh xã hội xung quanh và không có liên quan gì với ý thức, Đúng hay sai?
Câu 39: Ngôn ngữ có vai trò như thế nào đối với tư duy? Câu 40: Phạm trù có tồn tại khách quan hay không?
Câu 41: Cái chung có thể nhận thức trực tiếp bằng giác quan được hay không? Câu 42: Để nhận thức được cái chung phải bắt đầu từ đâu?
Câu 43: Cái riêng là phạm trù dùng để chỉ những đặc trưng, đặc tính chỉ có ở sự vật, hiện tượng này mà không có ở sự vật hiện tượng khác. Nói như vậy có đúng không?
Câu 44: Nói “Cái xảy ra trước là nguyên nhân của cái xảy ra sau” có chính xác không? Câu 45: Muốn tìm nguyên nhân phái xuất phát từ đâu?
Câu 46: Nói “Nguyên nhân là cái xảy ra trước, kết quả là cái xảy ra sau” có đúng không? Câu 47: Nói “Tất nhiên là cái đã tìm được nguyên nhân, còn ngẫu nhiên là chưa tìm đuợc nguyên nhân” có đúng không?
Câu 48: Tất nhiên là gì? Câu 49: Ngẫu nhiên là gì?
Câu 50: Để nhận thức được cái tất nhiên phải dựa trên cơ sở nào? Câu 51: Khái niệm nội dung?
Câu 52: Khái niệm hình thức?
Câu 53: Nói “Nội dung là cái bên trong, hình thức là cái bên ngoài” có đúng không? Câu 54: Khái niệm bản chất?
Câu 55: Có thể nhận thức bản chất trực tiếp bằng giác quan được hay không? Câu 56: Trình bày mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng?
Câu 57: Để nhận thức được bản chất của sự vật cần phải dựa trên cơ sở nào? Câu 58: Phân biệt khả năng với hiện thực?
Câu 59: Quy luật xã hội phải thông qua hoạt động của con người, như vậy nó có tính khách quan hay không?
Câu 60: Quy luật xã hội mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của quy luật nói chung. Những đặc trưng đó là gì?
Câu 61: Khái niệm chất?
Câu 62: Vì sao nói sự vật có nhiều chất?
Câu 63: Chất có quan hệ như thế nào với kết cấu sự vật? Câu 64: Độ là gì?
Câu 65: Điều kiện để sự thay đổi về lượng để dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất? Câu 66: Thế nào là các mặt đối lập?
Câu 67: Thế nào là mâu thuẫn?
Câu 68: Vì sao nói: “Thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời”? Câu 69: Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng?
Câu 70: Đặc trưng của phủ định của phủ định?
Câu 71: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức? Câu 72: Thực tiễn là gì?
Câu 73: Các Mác viết: “Các nhà triết học trước kia chỉ biết giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau. Song vấn đề là cải tạo thế giới”?
Câu 74: Bác Hồ đã nói như thế nào về mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn? Câu 75: Đặc điểm của nhận thức cảm tính?
Câu 76: Đặc điểm của nhận thức lý tính?
Câu 77: Các hình thức cơ bản của nhận thức cảm tính? Câu 78: Các hình thức cơ bản của nhận thức lý tính?
Câu 79: Câu “Quan niệm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản nhất của lý luận về nhận thức” là câu nói của ai và trong tác phẩm nào?
Câu 81: Có thể quy thực tiễn về hoạt động của từng cá nhân được không? Câu 82: Những hình thức cơ bản của thực tiễn?
Câu 83: Sự khác nhau căn bản giữa thực tiễn và nhận thức?
Câu 84: Động lực cơ bản trực tiếp thúc đẩy con người hoạt động của mọi thời đại, mọi xã hội khát vọng tự do. Đúng hay sai?
Câu 85: Những yếu tố nào là quan trọng nhất tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên?
Câu 86: Khái niệm “môi trường” có thể được gọi bằng những cái tên khác nhau như sinh quyển, môi trường sinh – địa – hóa học, hay có thể gọi chung là môi trường sinh thái. Đúng hay sai?
Câu 87: Sự phát triển có tính chất gì?
Câu 88: Quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể là những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ nội dung nào của triết học Mác – Lênin? Câu 89: “Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý”. Luận điểm đó cần được hiểu với nghĩa vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Đúng hay sai?
Câu 90: “Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể” là câu nói của ai và trong tác phẩm nào?
Câu 91: Cái yếu tố chính của tồn tại xã hội là gì? Yếu tố nào là cơ bản nhất?
Câu 92: Yếu tố nào đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội?
Câu 93: Những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất? Câu 94: Những yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất?
Câu 95: Việc xây dựng quan hệ sản xuất phải thông qua hoạt động có ý thức của con người. Vậy quan hệ sản xuất được hình thành theo ý muốn của con người hay được hình thành một cách khách quan?
Câu 96: Cơ sở khoa học quan điểm của Đảng ta: “Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Câu 97: Đặc trưng cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định là gì?
Câu 98: Trong xã hội có giai cấp, yếu tố nào là quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng?
Câu 99: Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện như thế nào?
Câu 100: Các mặt cơ bản cấu thành hình thái kinh tế - xã hội?
Câu 101: Nhân tố quyết định sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội? Câu 102: Nói: “Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội bao hàm cả việc bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một số hình thái kinh tế - xã hội nhất định” có đúng không?
Câu 103: Hai mặt quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần của xã hội được khái quát trong phạm trù nào?
Câu 104: Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giai cấp trong xã hội? Câu 105: Những đặc trưng cơ bản của nhà nước?
Câu 106: Phân biệt cách mạng xã hội với cải cách?
Câu 107: Để giải thích ý thức xã hội phải dựa trên cơ sở nào?
Câu 108: C.Mác viết: “Các học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… Cái học thuyết ấy quên rằng chính những con
người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” Câu nói đó ở trong tác phẩm nào?
Câu 109: Điều kiện khách quan để thực hiện “phát triển rút ngắn”, bỏ qua một hoặc một số hình thái kinh tế - xã hội nhất định để tiến lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn là gì? Câu 110: Nguyên nhân sâu xa của đấu tranh giai cấp là từ đâu?
Câu 111: Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Đúng hay sai?
Câu 112: Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là gì?
Câu 113: Lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc luôn thống nhất với nhau. Đúng hay sai? Câu 114: Giai cấp nào có lợi ích căn bản phù hợp với lợi ích chung của dân tộc và nhân loại
Câu 115: Phân biệt khái niệm “kiểu” và “hình thức nhà nước”?
Câu 116: Nhà nước tư sản là nhà nước dân chủ, bình đẳng về thực chất, hay chỉ có tính chất hình thức và hạn chế?
Câu 117: Tình thế cách mạng là sự chín muồi của nhân tố chủ quan kết hợp đúng đắn với điều kiện khách quan. Đúng hay sai?
Câu 118: Đặc trưng cơ bản để hình thành cá nhân là gì? Câu 119: Cơ sở của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là gì?
Câu 120: Sự sùng bái cá nhân, tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, hạ thấp vai trò của quần chúng nhân dân, thực chất là biểu hiện của phương hướng thế giới quan triết học nào? Câu 121: Khi khẳng định tính “vượt trước” của ý thức xã hội là muốn nói đến hình thái ý thức khoa học. Đúng hay sai?
Câu 123: Cá nhân có những đặc tính gì? Câu 124: Hạt nhân của nhân cách là gì?
Câu 125: Đặc thù của hình thái ý thức nghệ thuật khác với các hình thái khác ở chỗ nào? Câu 126: Ph. Ăngghen nói rằng: “vận động là phương thức tồn tại của vật chất”. Hãy giải thích tư tưởng đó.
Câu 127: Tại sao nói: Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối. Câu 128: Tại sao nói: Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất?
Câu 129: Nêu và giải thích hai đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng. Câu 130: Ph. Ăngghen định nghĩa phép biện chứng là gì
Câu 131: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận của những quan điểm nào?
Câu 132: Sự khác nhau cơ bản trong việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng là gì?
Câu 133: Thế nào là nhận thức cảm tính? Nêu những hình thức biểu hiện của nhận thức cảm tính
Câu 134: Thế nào là nhận thức lý tính? Nêu những hình thức cơ bản của nó. Câu 135: Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức?
Câu 136: Thực tiễn bao gồm những lĩnh vực hoạt động cơ bản nào? Hoạt động nào là hình thức thực tiễn cơ bản nhất?
Câu 137: Sự phân biệt giữa cách mạng xã hội với tiến hóa xã hội là gì? Câu 138: Nêu các cấp độ của ý thức xã hội?
Câu 140: Trong tác phẩm “Luận cương về Phoi-ơ-bắc, C-Mác có một câu nói nổi tiếng về bản chất của con người. Câu nói đó là gì?
Câu 141: Con người là sự thống nhất giữa hai mặt. Đó là những mặt nào? Trong các mặt đó, mặt nào giữ vai trò quyết định bản chất của con người?
Câu 142: Trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội thì yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?
Câu 143: Chân lý có những tính chất gì?
Câu 144: Thuật ngữ “chủ nghĩa giáo điều” có nghĩa là gì?
Câu 145: Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có một loạt phát minh trong vật lý học làm phá sản quan điểm siêu hình về vật chất. Hãy nêu một số phát minh quan trọng nhất.
Câu 146: Tại sao nói ý thức là một hiện tượng xã hội? Có bằng chứng nào để khẳng định điều đó?
Câu 147: Khái niệm trọng tâm trong học thuyết của Lão Tử là khái niệm nào? Hãy giải thích khái niệm đó?
Câu 148: Cấu trúc của một hình thái kinh tế - xã hội bao gồm những bộ phận nào? Mỗi bộ phận đó đóng vai trò như thế nào trong hệ thống?
Câu 149: Sự phân biệt giữa nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện là gì?
Câu 150: Phép biện chứng duy vật gồm có những quy luật cơ bản nào? Quy luật nào nói lên cách thức của sự phát triển?