THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA

Một phần của tài liệu LYK_13_01_dt-Luat-to-tung-hanh-chinh-(sd) (Trang 73 - 75)

3. Trường hợp qua đối thoại mà người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành

THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA

Điều 171. Khai mạc phiên toà (sửa đổi Điều 142 Luật TTHC2010)

1. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Thư ký Tòa án báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.

3. Chủ toạ phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự.

4. Chủ toạ phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác.

5. Chủ toạ phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch.

6. Chủ toạ phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.

7. Yêu cầu người làm chứng phải cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

8. Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.

Điều 172. Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch (giữ nguyên Điều 143 Luật TTHC2010)

Trong trường hợp tại phiên toà có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu theo quy định của Luật này; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên toà.

Điều 173. Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng (giữ nguyên Điều 144 Luật TTHC2010)

1. Trước khi người làm chứng được hỏi về những vấn đề mà họ biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án, Chủ tọa phiên toà có thể quyết định những biện pháp cần thiết để những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.

2. Trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì Chủ tọa phiên toà có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.

Điều 174. Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu (giữ nguyên Điều 145 Luật TTHC2010)

1. Chủ tọa phiên toà hỏi người khởi kiện về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.

2. Chủ tọa phiên toà hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập.

Điều 175. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu (giữ nguyên Điều 146 Luật TTHC2010)

1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.

2. Trường hợp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu mà đương sự đã rút.

Điều 176. Thay đổi địa vị tố tụng (giữ nguyên Điều 147 Luật TTHC2010)

Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành người khởi kiện.

Mục 3

Một phần của tài liệu LYK_13_01_dt-Luat-to-tung-hanh-chinh-(sd) (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w