a. Giao thông
Thành phố Kon Tum với vị trí gần ngã ba Đông Dương, ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 24, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, có điều kiện kết nối thuận lợi. Đây là điều kiện mang lại cho Thành phố lợi thế giao lưu với các địa phương trong và ngoài Tỉnh, trong và ngoài nước để phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng thị trường.
* Đường bộ: Hệ thống đường bộ là hệ thống chịu trách nhiệm chính trong kết nối giao thông cho Kon Tum đi các tỉnh và vùng phụ cận.
- Quốc lộ 14: chạy dọc vùng Tây Nguyên (song song với trục quốc lộ 1A và đường vành đai biên giới – quốc lộ 14C). Đây là tuyến đường trục chính liên kết các trục ngang từ khu vực ven biển phía Đông sang khu vực biên giới phía Tây, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên và cả nước cũng như có ý nghĩa lớn và đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đoạn đi qua thành phố Kon Tum dài khoảng 25km, đóng vai trò là đường chính đô thị của thành phố Kon Tum, mặt cắt ngang 32m. Đoạn ngoài đô thị đạt cấp III đồng bằng và cấp III miền núi (tùy đoạn cụ thể).
- Quốc lộ 24:
+ Đoạn từ đảo giao thông Duy Tân - Phan Đình Phùng đến cánh đồng Chà Mòn đã thi công hoàn thiện, mặt cắt ngang 27m.
+ Đoạn từ cánh đồng Chà Mòn đến Thị trấn KonPlông đã thi công hoàn chỉnh. Hiện đang thi công đoạn tiếp theo từ Thị trấn Kon Plông đến đèo Vi Ô Lắc
- Tỉnh lộ 675:
+ Đoạn từ Trung Tín vào trung tâm xã Đăk Cấm (đường Võ Nguyên Giáp) đã thi công hoàn thiện.
+ Đoạn từ Trung Tín đi huyện Sa Thầy, mặt cắt ngang 6,5m. - Tỉnh lộ 671: Mặt cắt ngang 6,5m
- Công trình đầu mối: Bến xe liên tỉnh tại số 281 Phan Đình Phùng, phường Quang Trung, diện tích bến xe là 1,33ha.
Hình 14. Quốc lộ 14 đoạn qua Thành phố
* Đường hàng không: Thành phố Kon Tum hiện không có sân bay dân dụng, trước đây thành phố có một sân bay Quân sự cũ nằm ở phường Thắng Lợi hiện đã được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng sang thành đất dân dụng, khai thác đất phát triển đô thị. Đến nay, đã công bố quy hoạch cảng hàng không tại xã Ngok Bay với diện tích khoảng 200ha.
* Giao thông đô thị
Thành phố đã thực hiện đầu tư các tuyến: Đường Trần Phú nối dài, đường Trần Văn Hai, Đinh Công Tráng, Lạc Long Quân, Huỳnh Thúc Kháng, Hàm Nghi, Sư Vạn Hạnh, tuyến đường bờ kè dọc sông Đăk Bla….Nâng cấp các tuyến đường: đường Ba Đình, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Dũng…
- Đường chính đô thị:
+ Dự án Trần Phú nối dài (lộ giới 24m) từ Trường Chinh đến bùng binh Đăk Cấm đã được xây dựng.
+ Đường Trần Văn hai (lộ giới 24m), đã được xây dựng cơ bản hoàn chỉnh. + Các tuyến đường Bà Triệu (lộ giới 24m), Phan Chu Trinh (lộ giới 16m), Trần Hưng Đạo (lộ giới 22m): Đã được xây dựng cơ bản hoàn chỉnh.
+ Đường Trường Chinh: Đã được xây dựng, tuy nhiên lộ giới chưa theo đúng quy hoạch (27m), chưa được đầu tư hệ thống cống thoát nước, vỉa hè (hiện nay đã khởi công xây dựng theo quy hoạch đoạn từ đường Phan Đình Phùng - Đào Duy Từ và kéo dài sang khu đất nghỉ dưỡng thuộc xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum).
Hình 15. Một số hình ảnh về hệ thống giao thông trên địa bàn
+ Đường giao thông kết nối từ đường Hồ Chí Minh đi Quốc lộ 24 (đoạn từ phường Trần Hưng Đạo đến khu Trung tâm hành chính mới của tỉnh, lộ giới 27m, chiều dài 3,5km) đang triển khai đầu tư xây dựng.
Hình 16. Một số công trình giao thông trọng điểm đang thi công trên địa bàn
- Đường chính khu vực:
+ Các trục giao thông khu vực hầu hết được xây dựng mới, chất lượng tốt, phần lớn có lộ giới từ 15m - 17m (Hoàng Thị Loan, Trần Khánh Dư, Hùng Vương, Trần Nhân Tông, Ngô Quyền).
+ Đường bao khu dân cư phía Bắc (chiều dài 4,16km) và đường bao khu dân cư phía Nam (chiều dài 6,57km) đã được đầu tư xây dựng.
+ Tại khu vực phía Bắc và phía Nam thành phố, mạng lưới giao thông chính khu vực chưa phát triển. Đường tránh phía Đông thành phố Kon Tum đã
được đầu tư xây dựng với chiều dài khoảng 25km, tiêu chuẩn đường câp 3 miến núi. Tuyến đường tránh phía Tây thành phố đang chuẩn bị triển khai thực hiện.
+ Các tuyến đường nội thành từng bước được đầu tư được quy hoạch, hầu hết các tuyến đường đã được trải nhựa hoặc bê tông, chỉ có một số ít là đường đất. Một số tuyến đã được đầu tư hệ thống cống thoát nước, còn lại chưa được đầu tư.
Thành phố cũng đã quan tâm đầu tư các tuyến đường ngõ hẻm theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay phần lớn các tuyến đường ngõ hẻm khu vực nội thành thành phố hiện đã được bê tông hóa
* Các công trình phục vụ giao thông:
Hiện nay, Bến xe Kon Tum nằm trong trung tâm và trên trục đường chính của thành phố (đường Phan Đình Phùng - đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố) gây mất trật tự, an toàn giao thông, nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn giao thông cao. Cơ sở hạ tầng khu vực bến xe như nhà cửa, vật kiến trúc, bến bãi... hiện đã bị xuống cấp, làm mất mỹ quan đô thị. UBND tỉnh đã có chủ trương di dời bến xe về vị trí mới tại khu vực phía Bắc thành phố, thuộc phường Ngô Mây.
Hình 17. Bến xe Kon Tum b. Cấp điện, chiếu sáng đô thị
* Nguồn điện:
Nguồn cấp điện hiện nay được lấy từ trạm E45: 110KV Kon Tum, đường dây 110KV (trạm 500kV Pleiku) Kon Tum - Kon Tum. Ngoài ra thành phố còn được cấp điện từ các nguồn thủy điện Plei Krông và các thủy điện nhỏ đang vận hành trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
*Trạm, lưới điện: - Lưới điện 22kV:
+ Lộ 471 từ trạm 110kV - trạm trung gian T2: cấp điện cho khu vực thành phố phía bờ Bắc sông Đăk Bla.
+ Lộ 472 từ trạm 110kV cấp điện cho huyện Sa Thầy, Kon Rẫy và một phần phía Bắc khu nội thành.
điện cho một phần phía Tây nội thành và các xã Vinh Quang, Ngọk Bay...
+ Lộ 474 từ trạm 110kV cấp điện cho thành phố Kon Tum và KCN Hòa Bình.
+ Lộ 475 từ trạm 110kV cấp điện cho huyện Đăk Hà, đồng thời có nhánh liên lạc với tuyến 472.
+ Lộ 476 Kon Tum cấp điện cho phụ tải khu vực phía Nam cầu Đăk Bla thành phố Kon Tum.
- Lưới điện hạ thế 0,4 kV: Thành phố sử dụng lưới điện nổi 380/220V ba pha bốn dây trung tính nối đất. Nhìn chung, tại khu vực nội thành hệ thống lưới điện hạ thế 0,4kV được đầu tư hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng điện của người dân.
* Trạm biến áp phân phối: Thành phố Kon Tum chủ yếu sử dụng các trạm biến áp phân phối loại treo. Hiện tại toàn thành phố có 294 trạm biến áp, với tổng dung lượng đặt máy đạt 63,683kVA.
* Chiếu sáng: Hiện nay 100% các trục đường chính khu vực nội thành có hệ thống điện chiếu sáng với đèn chiếu sáng chủ yếu là đèn thuỷ ngân cao áp, có công suất từ 220V-1x75W đến 220V-1x300W. Thành phố huy động xã hội hóa thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng tuyến đường hẻm. Đến nay có 340/388 đường hẻm nội thành có điện chiếu sáng, chiếm 69,64%
Hình 18. Hệ thống chiếu sáng thành phố Kon Tum c. Cấp nước đô thị
* Công trình đầu mối thu nước - tuyến ống nước thô:
Hiện nay thành phố Kon Tum đang được cấp nước bởi Nhà máy cấp nước Kon Tum, công suất: 17.000m3/ ngày.đêm. Nguồn cấp nước thô cho nhà máy cấp nước Kon Tum được dẫn từ sông Đăk Bla (trạm bơm cấp 1) về trạm xử lý của Nhà máy nước bằng hai đường ống φ300 và φ400, dài khoảng 2.000m, chất liệu gang dẻo.
* Mạng lưới đường ống:
- Mạng lưới đường ống cơ bản đã bao trùm các tuyến đường trong thành phố. Tổng chiều dài hệ thống đường ống hiện có 213.887m (trong đó: ống cấp 1 dài 9.650m; đường ống cấp II dài 6.602m; đường ống cấp III+IV dài 197.635m), đường ống chính là ống gang và ống uPVC có đường kính φ200 - φ250, ống nhánh có đường kính D34-150 .
- Hệ thống đường ống phân phối cơ bản được đầu tư xây dựng để cung cấp nước cho tất cả các phường hiện hữu và các xã khu vực ngoại thị.
Ngoài ra, tại một số cụm dân cư thuộc khu vực ngoại thành vẫn sử dụng nước ngầm mạch sâu có chất lượng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Trung tâm nước sinh hoạt và môi trường nông thôn đang tiến hành cải tạo và mở rộng mạng lưới cung cấp nhằm phục vụ nhu cầu nước sạch cho tất cả người dân trên địa bàn.
d. Thoát nước đô thị
Khu vực thành phố Kon Tum đã có hệ thống thoát nước chung, tuy nhiên chưa hoàn thiện và chỉ tập trung chủ yếu ở các trục đường chính của các phường nội thành.
- Hệ thống thoát nước được xây dựng cùng với các tuyến giao thông, thông qua một số trục tiêu đổ ra sông Đăk Bla và các khe suối.
- Khu vực các phường Ngô Mây, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo chưa có hệ thống thoát nước đồng bộ. Nước thải và nước mưa chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên ra các ao hồ, khe suối.
- Hệ thống các kênh mương và hồ điều hòa đã và đang được đầu tư xây dựng góp phần thoát nước mưa của khu vực nội thành.
- Một số các dự án đã và đang được xây dựng nhằm phòng chống ngập lụt cho thành phố như: Dự án kè sông Đăk Bla, dự án đường bờ kè sông Đăk Bla,...
Nước thải sinh hoạt, dịch vụ của Thành phố chưa được thu gom và xử lý riêng. Nước thải hầu hết chỉ xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại 2 ngăn rồi tự thấm xuống đất hoặc xả ra cống thoát nước chung. Sau khi được thu gom vào hệ thống cống thoát nước, nước mưa và nước thải được xả trực tiếp ra các kênh, suối. Lượng nước thải chảy trong cống là rất nhỏ do việc áp dụng mô hình xí tự hoại tự thấm tại các hộ gia đình. Nước thải sinh hoạt chủ yếu là thấm xuống đất.
với các loại cống bê tông cốt thép với cống hộp có kích thước từ 1x1m - 2x2m, cống tròn có đường kính từ 0,6 - 1,4m, cống hộp xây bằng đá chẻ và mương hở bằng bê tông xi măng .
e. Thông tin liên lạc, bưu điện, bưu chính – viễn thông
Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông những năm qua phát triển nhanh. Trên địa bàn thành phố hiện có các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông như Bưu điện tỉnh (VNPT), chi nhánh Mobifone Kon Tum, chi nhánh Vinafone Kon Tum, chi nhánh Viettel Kon Tum… Hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin, internet được áp dụng trong tất cả các cơ quan của thành phố, các xã, phường; được sử dụng phổ biến tại các trường học, công ty và trong sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Bảng 5. Bảng thống kê số lượng thuê bao các loại trên địa bàn
Tên địa danh
Tên thuê bao điện thoại
Tổng số thuê bao Tổng thuê bao di động Điện thoại CĐ có dây Điện thoại CĐ không dây Điện thoại DĐ trả sau Điện thoại DĐ trả trước Thuê bao Internet
Phường Duy Tân 669 50 1.848 9.583 5695 16.022 13.228
Phường Lê Lợi 194 8 616 2.644 3.473 4.947 4.250
Phường Ngô Mây 150 7 1.022 5.316 3.000 7.554 6.523 Phường Nguyễn Trãi 81 4 746 3.710 2.953 5.605 5.033 Phường Quang Trung 810 60 2.441 13.017 5.818 20.258 16.789 Phường Quyết Thắng 1.231 80 1.419 8.156 4.417 13.408 10.656 Phường Thắng Lợi 843 88 1.488 6.973 5.716 13.155 10.757 Phường Thống Nhất 402 36 1.206 7.227 3.723 10.646 9.197 Phường Trần Hưng Đạo 52 1 1.501 8.668 3.042 11.453 10.141 Phường Trường Chinh 373 28 1.537 8.590 5.089 13.662 11.673
Tổng cộng 4.805 362 13.824 73.884 42.926 116.710 98.247
Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Kon Tum
Các doanh nghiệp không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng để đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn Thành phố. Đến nay 100% các xã, phường đã có sóng điện thoại 3G, 4G. Mạng truyền dẫn cáp thông tin được phát triển rộng khắp. Khu vực nội thành có bình quân số thuê bao Internet và tỷ lệ phủ sóng thông tin di động đạt tỷ lệ lần lượt là: 31,89 thuê bao/1000 dân và tỷ lệ phủ sóng thông tin di động/dân số đạt 100% cho thấy tình hình phát triển, tiềm năng và nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân thành phố Kon Tum rất lớn.
Bên cạnh đó, hệ thống Đài truyền thanh, truyền hình thành phố Kon Tum đã tiếp, phát sóng truyền hình trung ương, phủ sóng tới tất cả các xã trên địa bàn
giúp cho người dân nắm bắt kịp thời các thông tin mới, các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chính sách của địa phương.
Hình 19. Bưu điện tỉnh Kon Tum f. Quản lý chất thải và vệ sinh môi trường đô thị
- Công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố được triển khai thực hiện tương đối tốt, tỷ lệ chất thải rắn nội thành được thu gom, xử lý đạt 100%. Khối lượng chất thải rắn thu gom trong ngày được vận chuyển tới khu xử lý rác thải để xử lý, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Xử lý chất thải rắn y tế: Ngành Y tế đã đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng Khu xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung theo cụm tại Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng từ tháng 12/2018. Chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế công lập, y tế tư nhân trên địa bàn thành phố Kon Tum và các huyện lân cận (thuộc cụm) đã được thu gom, quản lý và tiêu hủy triệt để.
- Việc thu gom, chất thải rắn tại các xã ngoại thành được công ty Cổ phần môi trường đô thị Kon Tum thực hiện thu gom, vận chuyển đi xử lý tại 06 xã là: Đăk Cấm, Đăk Blà, Đoàn Kết, Chư Hreng, Kroong và Vinh Quang. Các xã còn lại chưa được thực hiện thu gom, rác thải sinh hoạt tại đây được người dân tự xử lý bằng hình thức đốt hoặc chôn lấp.