Phân cấp quản lý vốn cố định.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 1QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 36 - 38)

- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

c. Phân cấp quản lý vốn cố định.

Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:

- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục đích sử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả.

- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.

- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định.

- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi.

quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiện hành.

3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực trạng sử dụng vốn cố định củadoanh nghiệp. doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn

cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ.

- Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần cần bảo nhiêu đồng vốn cố định.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng

vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập

- Hệ số hao mòn TSCĐ: Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong

doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu.

- Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất: Phản ánh giá

trị TSCĐ bình quân trang bị cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất.

- Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp.

DOANH NGHIỆP

4.1 CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP4.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí của doanh nghiệp 4.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 1QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w