- Cơ chế chia sẻ theo user và hiển thị ngẫu nhiên của basic logo: Hai Logo được nhóm lại bất kỳ với nhau Mỗi lượt xem chỉ xuất hiện 01 Logo Mỗi lần trang
2 Marketing quan hệ công chúng
Trong cuộc chạy đua để có mặt trên Internet thông qua Website, rất nhiều doanh nghiệp chỉ thuê thiết kế Website giống như thuê thiết kế brochure (ấn bản tự giới thiệu) và sau đó giao luôn cho đối tác này thực hiện việc duy trì Website, cập nhật thông tin. Cũng vì vậy, dù chi phí khá nhiều nhưng các Website của doanh nghiệp vẫn thiếu thân thiện, không thoả mãn nhu cầu của người xem.
Do không thật sự quan tâm đến Website của mình, chấp nhận việc phụ thuộc vào người khác (duy trì Website, cập nhật thông tin,...), nên có khi cả năm sau, ai đó trong doanh nghiệp mới phát hiện trên Website của mình có những thông tin đã lạc hậu. Thế nhưng việc xoá các tin loại này lại không đơn giản. Hơn nữa, khi không chủ động trong việc nào đó, người ta rất ngại thay đổi và đây là lý do chính khiến Wesite của nhiều doanh nghiệp không phát huy hiệu quả như mong đợi. Đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa coi Website là một kênh thông tin quan trọng giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình. Khi vội vã góp mặt trên Internet nhưng lại khoán việc thực hiện duy trì Website, cập nhật thông tin cho nơi khác, người khác thì Website doanh nghiệp bạn sẽ giống như một brochure điện tử. Nếu chỉ lấy chi phí dự tính đầu tư Website cho doanh nghiệp mình cân đối với doanh số trước mắt, có thể doanh nghiệp sẽ ngần ngại về tính hiệu quả của công cụ còn rất mới này. Tuy nhiên nếu nhìn xa hơn thì rõ ràng bối cảnh thương trường đang đòi hỏi doanh nghiệp phải sớm có trong tay một công cụ hỗ trợ việc quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín doanh nghiệp (thông qua việc vừa liên tục giới thiệu: sản phẩm mới, dịch vụ mới, các chương trình khuyến mại,...vừa tổ chức tiếp nhận các góp ý, trả lời thắc mắc để điều chỉnh kịp thời kế hoạch sản xuất- kinh doanh, chăm sóc khách hàng) như Website để tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
vậy, doanh nghiệp phải xây dựng được một Website có chất lượng. Website có chất lượng là Website thoả mãn được ba điều kiện sau đây:
− Hấp dẫn, đầy đủ, phù hợp với mục tiêu của việc xây dựng Website
− Được sắp xếp, bố cục một cách hợp lý tạo điều kiện cho người đọc dễ định hướng trong Website
− Hình thức đẹp, phù hợp với chủ đề nội dung
Về nội dung của Website: Trước tiên chúng ta cần biết rõ đối tượng của Website
có thể là khách hàng tiềm năng, đối tác hiện có của công ty, các nhà đầu tư nước ngoài, thông tin gì làm họ quan tâm, ngôn ngữ nào là dề hiểu nhất. Một điều quan trọng nữa là nội dung của Website phải được cập nhật thường xuyên. Một lỗi rất thông thường của các Website tại Việt Nam là người ta thường làm ra nó để đưa lên mạng, sau đó chính các Website bị đi vào quên lãng. Một Website như vậy không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, thậm chí phản tác dụng. Nguyên nhân là do Website chưa được cập nhật thông tin thường xuyên, và do các Website được thiết kế theo công nghệ lạc hậu nên đòi hỏi một trình độ nhất định khi muốn thay đổi nội dung.
Về hình thức Website: Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất và khó khăn nhất đối
với doanh nghiệp, quan điểm về cái đẹp của chúng ta không giống nhau. Vì vậy hãy tin tưởng và giao việc cho các hoạ sỹ, các nhà tạo mẫu chuyên nghiệp. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và dịch vụ của mình cho các họa sỹ, doanh nghiệp sẽ có một Website đẹp và chuyên nghiệp.
Về bố cục của Website: phải gọn nhẹ, tiện dụng, giúp cho người tiêu dùng nhanh
chóng tìm được thông tin cần thiết. Để xây dựng được một trang Web thực sự có chất lượng và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nên thực hiện các bước sau:
Bước 1: Hãy xác định rõ chúng ta cần gì?
Bước 2: Tiếp theo phải tìm cho được những “kiến trúc sư”, những “thợ xây” có đủ khả năng làm theo yêu cầu của doanh nghiệp, cũng như phải dự trù được cần đầu tư bao nhiêu cho công trình xây dựng tương lai. Như vậy, doanh nghiệp đã tìm được những người có khả năng thực hiện được ý tưởng của mình.
Bước 3: Làm việc cùng nhà thiết kế, phát triển Website. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của “kiến trúc sư”, thông tin càng nhiều, hình ảnh càng nhiều, càng có nhiều cơ hội để tìm được những ý tưởng độc đáo.
là Hosting và tiến hành quảng cáo, giới thiệu. Cũng giống như khai trương một cửa hàng, không có quảng cáo, giới thiệu sẽ không có khách đến giao dịch, mua bán. ít nhất cũng phải đăng ký tên, địa chỉ của cửa hàng trong các sổ tra cứu, các Catalogue về sản phẩm, dịch vụ mà trong thế giới Internet người ta gọi là công cụ tìm kiếm như Yahoo, Google, Altavista...Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng và không thể bỏ qua.
Bước 5: Những công việc trên đã xong, đến đây có thể nói vai trò của những người “thợ xây” đã kết thúc. Website của doanh nghiệp có phát triển được hay không, giữ được khách hay không là do bản thân doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp luôn cập nhật đổi mới thông tin, đưa ra những chiến dịch khuyến mãi, có những phương pháp tiếp thị độc đáo, Website của doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả. Đây là giai đoạn ổn định và thú vị nhất.
Bước 6: Chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai. Công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, những gì tưởng như không thể khi bạn đang thiết kế Website, một vài tháng hoặc một vài năm sau đã trở thành hiện thực.
Web 2.0 đang mang lại một cơ hội mới, đầy hứa hẹn để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng…Trước hết, có một câu hỏi được đặt ra: Web 2.0 là gì? Nhìn chung, Web 2.0 bao gồm một bộ công cụ cho phép người sử dụng xây dựng các kết nối xã hội và kinh doanh, chia sẻ thông tin và cộng tác trong những dự án trên mạng. Những công cụ này gồm có blog, wiki (những trang web cho phép người sử dụng bổ sung, xóa và biên tập nội dung), thế giới ảo, mạng kết nối xã hội và những cộng đồng trực tuyến khác.Hàng triệu người đã trở nên quen thuộc với những công cụ này thông qua các trang web như Facebook, Wikipedia, Second Life… hoặc bằng cách viết blog. Bạn có thể ghé thăm VNEXPRESS trên facebook của mình:
VNEXPRESS sau mỗi bài báo
Đó là cách thức mà VNEXPRESS xây dựng cộng đồng điện tử thông qua những tính năng mới của web 2.0. Thông qua các mạng xã hội để nâng cao ảnh hưởng của mình đến cộng đồng điện tử hơn.
Là một mắc xích thiết yếu và tiêu tốn nhiều ngân sách trong công ty, Marketing được đánh giá là chiếc cầu nối không thể thiếu giữa doanh nghiệp với khách hàng trong việc giúp doanh nghiệp thấu hiểu và tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm, dịch vụ và xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng.Trong kỷ nguyên thương mại điện tử lên ngôi trên phạm vi toàn cầu, sự bùng nổ thông tin và các ngành kỹ thuật cao đã mở ra một trang mới cho Marketing trực tuyến với những ưu điểm vượt trội so với các hình thức Marketing truyền thống như sự đa dạng, tính tương tác hữu hiệu và tốc độ cập nhập nhanh chóng… thông qua cách hình thức như: email marketing, website marketing, quảng cáo trực tuyến, blog marketing…Với mức độ quan trọng như thế, nghề Marketing bấy lâu được mệnh danh là nghề “thời thượng” với mức thu nhập cao, mối quan hệ rộng bên cạnh những cuộc gặp gỡ sang trọng và cơ hội ngao du khắp nơi… Tuy nhiên, bề nổi ấy có phải là tất cả, nhất là khi xu hướng Marketing trực tuyến càng tạo nên nhiều cơ hội và thách thức (?!).
Tự đặt banner trên website của mình để quảng bá thương hiệu cho một bộ phận thuộc chi nhánh của mình