Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế. Mặc dù tốc độ tăng GDP trong quý II năm 2020 thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, nhưng là mức tăng trưởng dương mà nhiều nước trên thế giới không đạt được. Tuy vậy, đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành và không biết khi nào mới có dấu hiệu dừng lại, cảnh giác cao độ đồng thời tập trung vục dậy và phát triển nền kinh tế là điều ta nên làm. Qua những “con số biết nói” cho thấy dịch Covid-19 đã làm sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu, cắt giảm giờ làm việc của người lao động, thậm chí là tạm ngừng sản xuất và hàng loạt người phải chịu cảnh thiếu việc làm trầm trọng. Vì vậy, ta cần có những giải pháp cụ thể và thích đáng để phần nào giải quyết tình trạng này:
1- Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch Covid -19.
2- Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid -19 trong năm 2020. Nhờ đánh thuế giảm, những doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội vực dậy vốn đã thua lỗ, đồng thời tích cực làm gọn phạm vi hoạt động để tránh tình trạng lỗ kéo dài. 3- Để tăng cường chăm lo, hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, chính quyền địa phương cùng các cấp công đoàn đã cung cấp thông tin các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động tương tự, phù hợp với tay nghề để công nhân tìm việc làm mới.
4- Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố hỗ trợ người lao động đào tạo lại tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp để kịp thời cung cấp lực lượng lao động trở lại hậu dịch Covid-19
5- Về vấn đề bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội thành phố cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động xử lý các vấn đề liên quan đến quyền lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân.
Hình 4.1Bến xe “CEP-chia sẻ yêu thương” đến Củ Chi
Hình 4.2 Ông Lê Văn Tân, Phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy và Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, , tặng quà cho công nhân bị tai nạn lao động
5. Kết luận
Dịch Covid vẫn đang hoành hành với quy mô bành trướng trên toàn thế giới nói chung và tác động đáng kể đến với đất nước hình chữ S nói riêng, về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị,…từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt việc làm và tỉ lệ thất nghiệp trầm trọng. Nó dấy lên một luồng cảm giác bất an đối với hơn 90 triệu người trên toàn vẹn lãnh thỗ Việt Nam, đe dọa miếng cơm manh áo và sinh mạng của mỗi người. Có rất nhiều người cho rằng các hoạt động chính trị, văn hóa sẽ quyết định nền kinh tế, nhưng điều đó là không hoàn toàn đúng đắn, để hiểu rõ điều này thì cần phải biết rõ về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò là nền kinh tế, nó mang tính chất quyết định đến kiến trúc thượng tầng – một khái niệm định nghĩa chính quyền, các thiết chế xã hội và tinh thần của con người. Chính vì thế, ta đưa đến kết luận rằng: muốn cho đất nước thịnh vượng, đời sống
nhân dân đầy đủ, ấm no, thì điều bắt buộc là phải phát triển kinh tế, nếu kinh tế đã và đang phát triển thì phải duy trì và giữ vững phong độ, còn nếu kinh tế đang rơi vào cảnh “lầm than”, suy thoái, khó khăn thì nhiệm vụ đầu tiên là phải vực dậy nền kinh tế, đó là nhiệm vụ đầu tiên và mang tính chất quyết định sự sống còn của cả Nhà nước và nhân dân. Đại dịch COVID-19 đã phần nào làm đất nước ta rơi vào suy thoái, vì thế mỗi người một lòng, đúng với tinh thần “chống dịch như chống giặc” cùng nhau đoàn kết nhằm nâng cao mức sống và đưa nền kinh tế trở lại thời vàng son, thậm chí là phát triển hơn nữa. Thật may mắn khi nước ta có nền y học vô cùng phát triển, hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, y tá vô cùng tận tụy với nghề đã phần nào đẩy lùi cơn nguy hại trước mắt. Chính phủ có rất nhiều các biện pháp để dần khắc phục và giảm thiểu tình trạng các ca nhiễm và dương tính đến con số tối thiểu, đã có lúc Việt Nam không còn một ca nhiễm nào. Trên cơ sở đó, người dân trong nước nên chung tay, đoàn kết với nhau, học tập và làm việc cực lực, chăm chỉ để khắc phục những hậu quả còn đang tồn đọng, đồng thời làm bệ phóng cho nền văn minh sau này. Như ông cha ta từ xưa đã có câu “ Nắng vàng là thang thuốc bổ”, những dịch bệnh trước đây như HIV, Ebola, SARS, MERS,… nhân loại đều đã trải qua, sau một thời gian là sẽ có vắc xin để phòng ngừa và điều trị, do vậy lạc quan, hi vọng rồi tai dịch cũng sẽ qua đi.