Phân loại CTR

Một phần của tài liệu DE AN PHAN LOAI RAC TAI NGUON QUAN CAM LE new (Trang 30 - 31)

2. Cơ sở pháp lý thực hiện đề án

4.1.2.Phân loại CTR

Việc phân loại CTR giúp xác định các loại khác nhau của CTR được sinh ra. Khi thực hiện phân loại CTR sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năng tái chế và tái sử dụng các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Các loại CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau nên được phân loại theo nhiều cách khác nhau như:

a. Phân loại theo công nghệ xử lý - quản lý

Phân loại CTR theo dạng này người ta chia ra các thành phần như sau: - Các chất cháy được: giấy, rác thải, gỗ, cỏ, cao su, da…

- Các chất không cháy được: kim loại sắt, thủy tinh, đá, sành, sứ…

- Các chất hỗn hợp: bao gồm các chất còn lại mà không nằm trong hai thành phần trên.

b. Phân loại theo nguồn phát thải

Nguồn phát Loại chất thải thải

Hộ gia đình Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, các chất đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa, bóng đèn hỏng…

Khu thương mại Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ…), đồ đện từ hư hỏng (máy radio, tivi…), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa…

Công sở Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt, săm lốp, sơn thừa…

Xây dựng Gỗ, thép, bê tong, đất, cát… Khu công cộng Giấy, túi nion, lá cây… Trạm xử lý nước Bùn hóa lý, bùn sinh học… thải

c. Phân loại theo vị trí hình thành

Người ta phân biệt rác hay CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ…

d. Phân loại theo mức độ nguy hại

CTR được phân thành các loại:

- CTR nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn lây lan…có nguy cơ de dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.

- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Một phần của tài liệu DE AN PHAN LOAI RAC TAI NGUON QUAN CAM LE new (Trang 30 - 31)