Tích cực mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt

Một phần của tài liệu Ôn Thi TN (Trang 97 - 101)

- Thâm canh tăng vụ là giải pháp chủ yếu để giải quyết tốt nhất vấn đề lương thực - Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ sinh - Nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, từ đó mức sinh sẽ giảm dần

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: trong nông nghiệp cần phải tích cực giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng ngành trồng trọt cần giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.

Câu 5: Vẽ biểu đồ cột chồng kết hợp với đường biểu diễn (có 2 trục tung)

Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2005 - Nhận xét:

Dân số nước ta tăng nhanh từ năm 1995: 71,9 triệu người đến năm 2005 tăng lên 83,3 triệu nguời, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1,14 triệu người

Số dân thành thị cũng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ dân số thành thị ở nước ta vẫn còn thấp 26,89 % năm 2005, thấp hơn tỷ lệ dân cư thành thị của thế giới 48% năm 2005

Tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn còn cao hơn tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên thế giới 1,2% năm 2005

- Giải thích:

Nhờ kết quả của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nên số dân thành thị tăng lên cả về qui mô và tỷ trọng Tốc độ gia tăng dân số giảm do thực hiện kết quả công tác dân số kế hoạch hóa gia đình

Câu 6: a. _ Xử lý số liệu Lấy năm gốc 1990 = 100%, ta có bảng số liệu sau

Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển

1990 100 100 100 100 1998 212,6 226,8 140,5 270,5 2000 267,3 258,3 158,9 356,8 2003 358,2 316,3 204,1 629,7 2005 377,5 388,5 238,7 759,8 b. Nhận xét:

- 1990 – 2003, kh ối l ư ơng h àng ho á v ận chuy ển c ủa các loại hình vận tải đều tăng - Tốc độ tăng giữa các loại hình vận tải khác nhau:

+ Đường biển tăng nhanh nhất ( tăng 7,6 lần) + Đường bộ tăng châm hơn ( tăng 3,9 lần) + Đường sắt tăng 3,8 lần

+ Đường sông tăng chậm nhất ( tăng 2,4 lân)

Giải thích: - Do nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới nền KT-XH nên khối lượng hàng hoá vận chuyển ngày càng nhiều.

- Đường biển là loại hình vận tải chủ yếu trên các tuyến đường quốc tế, nên trong xu thế mở cửa hiện nay, VN ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với thế giới nên vị thế của đường biển sẽ nâng cao.

- Đường sông do tốc độ vận tải hạn chế , lại chưa khai thác hiệu quả nên khối lượng hàng hoá vận chuyển không chỉ ít nhất mà còn tăng chậm nhất.

- Đường bộ tuy có khối lượng hàng hoá lớn nhất nhưng tăng chậm hơn đường biển do nước ta đang thực hiện nền kinh tế mang tình chất sản xuất hàng hoá.

- Đường sắt có khối lượng hàng hoá vận chuyển ít nhất và tăng chậm do đặc tính của ngành.

Câu 7:

1. Tính giá trị xuất nhập khẩu và nhập khẩu theo công thức Giá trị xuất nhập khẩu =

2 khaåu nhaäp xuaát caân caùn - khaåu nhaäp xuaát trò giaù toång

Giá trị xuất nhập khẩu = tổng giá trị xuất nhập khẩu – giá trị nhập khẩu.

2. Vẽ biểu đồ:a. Xử lý số liệu: Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1988 – 2005 (%).

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

1988 1990 1992 1995 1999 2002 2005 27,4 46,6 50,4 40,1 49,8 46,1 46,6 72,6 53,4 49,6 59,9 50,2 53,9 53,4 b. Vẽ biểu đồ miền. 3. Nhận xét:

_ Tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng trong giai đoạn 1988 – 2005. Trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.

_ Cán cân xuất nhập khẩu có sự chuyển biến:

+ Từ 1988 – 1992: các cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối. 1992 nước ta xuất siêu. + Sau 1992 đến nay tiếp tục nhận siêu do nhập nhiều tư liệu sản xuất.

_ Cơ cấu xuất nhập khẩu cũng có sự thay đổi: tỷ trọng xuất khẩu tăng và tỷ trọng nhập khẩu giảm. .

Giải thích: + Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn như gạo, cà phê, thuỷ sản, dầu thô, dệt, may, giày dép, điện tử.

+ Đa phương hoá thị trường xuất nhập khẩu. + Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương.

_ Tồn tại: mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, nhập siêu là chủ yếu. Giải thích: + Hàng xuất khẩu là nông sản sơ chế, khoáng sản thô.

+ Hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, vật tư …

Câu 8: Hiện nay cả nước có ba vùng kinh tế trọng điểm, có tốc độ tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào

sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ba vùng khá cao, trong thời kì 1996-2002 mức tăng trưởng đạt 10,7% (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 10,4%, vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung 8,75%, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ 11,1%) so với khoảng 7% của cả nước.

- Mức đóng góp vào GDP cả nước của 3 vùng là 60,7%, trong tương lai mức đóng góp vẫn tiếp tục cao và sẽ tác động dây chuyền đối với khu vực xung quanh và cả nước.

- Ba vùng là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước (công nghiệp- xây dựng đã tạo ra 50,5 % GDP của ba vùng)

- Tỉ trọng đóng góp vào GDP của ngành dịch vụ khá cao 38,5%

- Ba vùng đóng góp tới 80% trị giá kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Câu 9: a). Tỷ trọng của từng ngành trong giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:

Năm 1990 1995 2000 2005

Nông nghiệp 82,5 81,6 80,2 75,3

Lâm nghiệp 6,6 5,0 4,2 3,5

Thuỷ sản 10,9 13,4 15,6 21,2

Tổng 100 100,0 100,0 100,0

b). Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của ngành thuỷ sản giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp (dẫn chứng)

- Sự chuyển dịch trên nhìn chung là tích cực, phát huy thế mạnh lớn của nước ta về việc phát triển ngành thuỷ sản

- Tuy nhiên sự chuyển dịch trên còn chậm tỉ trọng của ngành nông nghiệp còn khá cao

- Tỉ trọng của ngành lâm nghiệp thấp và ngày càng giảm chứng tỏ tài nguyên rừng của nước ta đã bị suy thoái nghiêm trọng và chính sách hiện nay của chúng ta là tập trung vào việc trồng rừng tu bổ tài nguyên rừng hơn là việc khai thác tài nguyên rừng

Câu 10: a). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm: (đơn vị %)

b). Nhận xét tình hình tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn 2001-2005:

- Tổng sản phẩm trong nước tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, bình quân hàng năm đạt 7,51%.

- Trong ba khu vực kinh tế thì khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân hàng năm tăng 10,24%.

- Khu vực dịch vụ cũng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân hàng năm tăng 6,96%. - Khu vực nông, lâm thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, bình quân hàng năm tăng 3,83%.

Câu 11: Nhận xét và giải thích:

-Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ở nước ta vẫn còn cao (5,3%) và không đồng đều giữa các vùng

+Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình cả nước là: vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất nước. Thực tế đó phản ánh những khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở khu vực đô thị.

+Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Với tỉ lệ sống ở đô thị chưa cao, phần lớn là lao động nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp

Khu vực Tốc độ tăng BQ mỗi năm (2001-2005)

Tổng số 7,51

Nông, lâm, thuỷ sản 3,83

Công nghiệp và xây dựng 10,24

-Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đều giữa các vùng do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế

+Những vùng có tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao: đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long, cao nhất là Bắc Trung Bộ: 23,5% vì đây là vùng còn nhiều hộ gia đình thuần nông, cơ cấu nông thôn chậm chuyển biến

+Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước chỉ có Đông Nam Bộ (17%).

Câu 12: Vẽ biểu đồ cột kết hợp với đường

Nhận xét:

- Trong giai đoạn 1990 – 2005 diện tích và sản lượng chè đều tăng nhưng tốc độ tăng không đều.

o Diện tích tăng thêm 58 nghìn ha (1,97 lần).

o Sản lượng tăng 389,1 nghìn tấn (2,44 lần).

• Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè:

-Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Diện tích các vùng đồi ở Trung du miền núi Bắc Bộ, có nhiều loại đất feralit thích hợp phát triển cây chè, một mùa đông lạnh ở miền Bắc rất thích hợp trồng chè.

- Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chè là một trong những cây xuất khẩu chủ lực của nước ta. - Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn để sản xuất chè

- Phát triển công nghiệp chế biến chè.

- Mở rộng liên kết với các nước trong sản xuất chè. - Đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường thế giới.

Câu 13:

a, Vẽ biểu đồ miền. b, Nhận xét

- nhìn chung thời kì 1995-2002, tỉ trọng các nhóm hàng xuất khẩu có sự thay đổi khá rõ. - Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng song không ổn định. - Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp tăng khá nhanh.

nhóm hàng Nông-lâm-thủy sản giảm nhanh sau đó tăng chậm. c, Giải thích.

Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ tăng khá nhanh do :

- Nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có nhiều kinh nghiệm. - Nguồn nguyên liệu đa dạng

- thu hút được vốn đầu tư để phát triển, - Thị trường nước ngoài mở rộng.

- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển.

Câu 14:

- Vẽ biểu đồ miền - Nhận xét và giải thích * Nhận xét.

- Từ 1990 đến 2005: Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ (dẫn chứng)

- Tỉ trọng lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm liên tục nhưng vẫn còn cao (57,3% - 2005)

- Tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng nhưng còn thấp (dẫn chứng), trong đó khu vực dịch vụ có tỉ trọng lao động tăng nhanh và cao hơn khu vực công nghiệp (dẫn chứng)

- Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành của nước ta chuyển dịch còn chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. * Giải thích

- Cơ cấu lao động theo ngành của nước ta có sự chuyển dịch như trên là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp và dịch vụ

- Tỉ trọng lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp còn lớn vì cơ bản kinh tế nước ta vẫn là nông nghiệp và đang trong quá trình công nghiệp hoá

- Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh và cao hơn trong khu vực công nghiệp – xây dựng vì thời gian qua nước ta đã đa dạng hoá và đẩy mạnh các loại hình dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm, thu hút nhiều lao động.

Một phần của tài liệu Ôn Thi TN (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w