Đặc điểm lao động của Công tyCổ phần In Hồng Hà

Một phần của tài liệu QT04028_TranHuuHao4B (Trang 53 - 56)

Về cơ cấu và chất lượng lao động,là một DN có quy mô nhỏ đến năm 2015 công ty có 200 lao động làm việc trong các bộ phận khác nhau. Công ty đã bố trí sử dụng tương đối hợp lý nguồn lao động và với việc tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, Công ty đề ra chế độ trách nhiệm vật chất thông qua khen thưởng, kỉ luật, không ngừng khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tăng năng suất lao động từ đó năng suất lao động bình quân của công ty ngày càng tăng lên.

Thu nhập của người lao động bình quân năm 2015 đạt 5.743.750 đồng/người/tháng. Đây là mức thu nhập khá, đảm bảo cho người lao động có một cuộc sống ổn định. Ngoài ra, Công ty còn có các biện pháp khuyến khích bằng vật chất khác nhằm tạo sự yêu nghề, gắn bó với nghề để nâng cao chất lượng lao động.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty CP in Hồng Hà

STT Năm 2014 Năm 2015 Chênh

Các chỉ tiêu về nhân lực Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lệch

lượng (%) lượng (%) 15/14

1 Tổng số 198 100% 200 100% 2

2 Chia theo giới tính

Nam 80 40,4 82 41 2

Nữ 118 59,6 118 59 0

3 Chia theo độ tuổi

Dưới 30 tuổi 100 50,5 102 51 2 Từ 31- 45 tuổi 80 40,4 80 40 0 Trên 45 tuổi 18 9,1 18 9 0 4 Chia theo trình độ 4.1 Lao động quản lý 28 14,1 28 14,1 0 Trình độ ĐH và trên ĐH 24 85,7 24 85,7 0 Trình độ CĐ và trung cấp 4 24,3 4 24,3 0

4.2 Công nhân kĩ thuật 170 85 172 85,9 2

Bậc 3- bậc 7 51 30 51 29,7 0

Bậc 3 và bậc 4 85 50 86 50 1

Bậc 3 và bậc 2 17 10 18 10,5 1

Lao động phổ thông 17 10 17 9,8 0

Về công tác sử dụng NNL, NNL của công ty được hình thành chủ yếu từ ba nguồn. Nguồn thứ nhất là số lao động gắn bó với công ty lâu năm. Nguồn thứ hai là số lao động tốt nghiệp các trường đại học, trung học dạy nghề mới về nhận công tác tại công ty. Nguồn thứ ba là số lao động có tay nghề được TD từ các nhà in khác. Công ty luôn cố gắng tổ chức bố trí người lao động sao cho ngày càng đúng người, đúng việc, đảm bảo sự hợp lý và cân đối giữa các bộ phận tạo nên sự chuyên môn hóa cao. Do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. Đối với cán bộ chủ chốt của bộ phận sản xuất, ban lãnh đạo lựa chọn những người giỏi chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ có đầu óc tổ chức sản xuất bao quát khối lượng công việc, biết phân công công việc hợp lý.

Theo kết quả bố trí lao động, công ty đã tổ chức lao động sản xuất theo lịch làm việc ở các phân xưởng là 02ca/ngày, 16h/ ngày và đảm bảo cho công nhân lao động được nghỉ luân phiên xen kẽ trong các ngày nghỉ và ngày lễ nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu công việc. Như thế công ty đã tiết kiệm được lao động, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL: Ban lãnh đạo kết hợp với các phòng ban mở các lớp huấn luyện cho cán bộ công nhân viên trong công ty để họ chuyên sâu hơn về tính chất ngành nghề của mình đang làm, bởi lẽ nghề in là một nghề đòi hỏi cao về tính cẩn thận và chính xác. Đặc biệt, trong khâu chế bản, nếu chỉ sai sót nhỏ có thể gây thiệt hại rất lớn đối với uy tín và tài sản của công ty. Công ty chú trọng đào tạo những người trẻ, bởi vì đây là những đối tượng năng động sáng tạo, nhạy bén với việc tiếp thu công nghệ mới.

Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, thoáng mát. Đối với lực lượng lao động trực tiếp, công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, các nguyên tắc lao động được tuân thủ chặt chẽ.

Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng Công ty đã từng bước nâng cao đời sống văn hoá cho cán bộ công nhân viên bằng cách: xây dựng và cải tạo câu lạc bộ, khu vực thi đấu thể thao...

Một phần của tài liệu QT04028_TranHuuHao4B (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w