3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ):
1.3.2 Vai trò và ý nghĩa của du lịch tôn giáo tín ngƣỡng
Tín ngƣỡng, tôn giáo là hiện tƣợng xã hội cổ xƣa nhất của nhân loại, quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, tâm lý, đạo đức, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia trong đó có Việt Nam.
Tín ngƣỡng, tôn giáo là một vấn đề thuộc lĩnh vực nhận thức, tình cảm, niềm tin. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, các tôn giáo lớn đều thích ứng với lợi ích khác nhau của các giai tầng xã hội, với sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng để tìm ra một tiếng nói chung, nhằm tôn vinh ý nghĩa “Tốt đời, đẹp đạo”. Coi tôn giáo tín ngƣỡng nhƣ một yếu tố văn hóa, những giá trị truyền thống của các tôn giáo tín ngƣỡng giá trị đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp với xã hội mới
Tôn giáo tín ngƣỡng đã góp phần xây dựng nền văn hóa: với tƣ cách là một bộ phận cấu thành của văn hóa, một mặt tạo ra sự phong phú cho văn hóa ,mặt khác góp phần lƣu giữ, phát triển những giá trị tốt đẹp của văn hóa (cả văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể và văn hóa giao tiếp).
Về văn hóa phi vật thể, tôn giáo tín ngƣỡng cũng có những đóng góp đáng kể, làm sâu sắc và phong phú hơn những giá trị truyền thống về lòng từ bi với mọi sinh linh, về nhân quả, về vô ngã vị tha, về sự giác ngộ...
Tôn giáo tín ngƣỡng góp phần làm phong phú, sâu sắc giao tiếp xã hội thông qua các lễ hội. Các lễ hội tôn giáo nhƣ: Lễ Phật đản, lễ Vu lan... của Phật giáo; lễ Noel của Công giáo và Tin lành, đã góp phần tạo sự liên kết cộng đồng và bổ sung, bảo lƣu, phát triển những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Chính khía cạnh xã hội của lễ hội tín ngƣỡng, tôn giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm cho đời sống sinh hoạt cộng đồng, cho sự liên kết xã hội qua đó đã bảo lƣu và phát triển văn hóa .