HCM: Toàn tập, Nxb CTQG, H 011, tập 6, tr 43.

Một phần của tài liệu Chủ đề 5 TT HCM vỀ ĐCSVN (Trang 26 - 27)

Hồ Chí Minh là người rất nhạy cảm, đã nhìn thấy nguy cơ tha hoá trong nội bộ Đảng, trong các cơ quan Nhà nước ngay sau khi giành được chính quyền.

Ví dụ: Ngày 2/9/1945 Khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì đến tháng 17/10/1945 Người đã có thư gửi Uỷ ban nhân dân các cấp, Người đã chỉ rõ 6 lỗi lầm của cán bộ chính quyền dễ sai phạm như: Trái phép, cậy thế, hủ hoá, tù

túng, chia rẽ , kiêu ngạo.

Và ngày 01/03/1947 Trong thư gửi các đông chí bắc bộ Người yêu cầu kiên quyết tẩy sạch các khuyết điểm như: Địa phương chủ nghĩa, óc bè phái, óc quân

phiệt quan liêu, óc vô kỷ luật, óc hẹp hòi, ham chuộng hình thức, lối làm việc bàn giấy, ích kỷ hủ hoá....

Vì vậy, Người yêu cầu phải sửa đồng thời luôn căn dặn Đảng, Chính phủ và đội ngũ cán bộ đảng viên phải luôn xứng đáng là người lãnh đạo và người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Nói chuyện tại buổi lễ bế mạc kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa II, Hồ Chí

Minh nói: “Để xứng đáng với vinh dự to lớn là người đày tớ tuyệt đối trung thành của nhân dân, các đại biểu Quốc hội và cán bộ chính quyền cần phải:

Thực hành cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư.

Gương mẫu về mọi mặt: Đoàn kết, công tác, học tập, lao động.

Luôn luôn giữ vững tác phong khiêm tốn, chất phác và hòa mình với quần chúng thành một khối„1.

Trong Di chúc để lại, Người còn căn dặn Đảng ta: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần kiêm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân„2.

Một phần của tài liệu Chủ đề 5 TT HCM vỀ ĐCSVN (Trang 26 - 27)