3.1.1. Đặc điểm chung:
Sự gia tăng các cuộc tấn công cùng với gia tăng về sử dụng internet, các giao thức mạng internet, các ứng dụng và mạng internet. Trong khi đó,cơ sở hạ tầng và các hoạt độngthông tin của con người ngày càng dựa vào internet. Vì vậy, sự an toàn thông
tin cho các hoạt động đều dựa vào internet, web, email, và ứng dụng web là rất lớn. Do đó, đã có hàng loạt các công nghệ và công cụ cần thiết được thiết kế để đối phó với các mối đe dọavề an toàn an ninh thông tin ngày càng gia tăng.
3.1.2. Đặc điểmvềan toàn an ninh thông tin tại trường ĐHVH,TT&DL Thanh Hóa
Nhu cầu sử dụng các dịch vụ internet để trao đổi và truy cập thông tin luôn là vấn đề cần thiết cho các đối tượng là các đơn vị, phòng, ban, khoa, HSSV,… trong Trường ĐHVH,TT&DLThanh Hóa.
Chính vì vậy, vấn đề đảm bảo bảo mật cho nguồn tài nguyên hệ thống hiện nay tại Trường đang áp dụng mới chỉ là sử dụng các giải pháp phần mềm bảo mật: Fiwall, chương trình diệt vi rus hoặc đặt mật khẩu trên các thiết bị phần cứng của các máy tính riêng lẻ. Đối với quản lý truy cập thì khâu bảo mật và an toàn truy cập mới chỉ ở mức độ quản lý quyền truy cập thông qua các tài khoản hoặc địa chỉ IP do server cung cấp cho các máy tính trong hệ thốngmạng LAN.
Vấn đề đặt ra là đối với Trường hiện nay đã có 2 cơ sở đào tạo là Cơ sở 1 và Cơ sở 2 cách xa nhau 5km:
- Làm thể nào để có thể kết nối truy cập từ xa giữa hai cơ sở với nhau để các đơn vị, người sử dụng có thể trao đổi và truy cập thông tin thông qua đường truyền internet dịch vụ.
- Vấn đề an toàn an ninhthông tin trên hệ thống và trên đường truyền tại 2 cơ sở thế nào (Đảm bảo tính bảomật, toàn vẹn dữ liệu, tính xác thực).
Luận văn thạc sỹ
Lê Ngọc Hoàn Trang 86
Xây dựng hạ tầng PKI, mang riêng ảo (VPN), với các dịch vụ đảm bảo an toàn an
ninh thông tin cho hệ thống và đường truyền trên nền mạng internet dịch vụ mà hiện nay Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đang sử dụng là việc cần thiết; cần được nghiên cứu triển khai và thực hiện.