Kết quả ước lượng cho mô hình xuất khẩu

Một phần của tài liệu 15_TaThuThuy_CHQTKDK1 (Trang 77 - 78)

5. Dự kiến kết quả và hạn chế

2.3.2.1. Kết quả ước lượng cho mô hình xuất khẩu

Số liệu tại bảng 2.12 cho thấy mô hình Gravity đã giải thích được 63,08% sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến các biến trong mô hình. Về cơ bản, hệ số của các biến đều mang giá trị mong đợi. Hầu hết các hệ số của các biến quan trong đều có ý nghĩa thống kê cao. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu thực nghiệm đều phù hợp với dự đoán về mặt lý thuyết và kết quả của mô hình là tương đối chính xác và đáng tin cậy.

Biến GDPVNt và GDPjt là biến có tác động lớn nhất đến xuất khẩu của Việt Nam. Biến GDPVNt có tác động cùng chiều với xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, GDP của Việt Nam cứ tăng lên 1% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng bình quân 1,73%. Điều này đã củng cố cho giả thuyết nêu ra ở phần trên là GDP của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với xuất khẩu của Việt Nam trong cùng một thời gian t.

Biến GDPjt có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% có nghĩa là GDP của nước đối tác trong cùng thời gian t có tác động cùng chiều với xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, GDP của nước đối tác cứ tăng 1% thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 0,56 %. Như vậy rất phù hợp với lý thuyết là quy mô nền kinh tế càng lớn sẽ khiến thương mại giữa 2 quốc gia ngày 1 tăng theo (ở đây nói đến xuất khẩu).

Hệ số của biến khoảng cách (DISVNj) mang dấu âm thể hiện tác động ngược chiều đến xuất khẩu. Điều này phù hợp với thực tế là: Khoảng cách càng sẽ sẽ khiến cho quá trình vận chuyển hàng xuất nhập khẩu gặp khó khăn. Vì thế với một nước xuất khẩu thì khoảng cách đến nước nhập khẩu càng lớn thì kim ngạch xuất khẩu đến nước đó sẽ càng bị giảm.

Biến tỷ giá hối đoái RERCURj/VNDt có tác động lớn theo chiều hướng tích cực với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể tỉ giá hối đoái tăng 1%

(trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) sẽ làm xuất khẩu Việt Nam tăng bình quân 0,1%. Điều này có nghĩa là giá các hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện đang chịu tác động bởi giá của đồng đô la Mỹ (USD), đồng tiền được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Ngoài ra, hệ số của tỷ giá hối đoái thực trong phương trình là khá nhỏ. Điều này phản ánh thực tế phần lớn xuất khẩu của Việt Nam là hàng nông sản và nhiên liệu có độ co giãn theo giá cả thấp.

Khi 2 nước cùng tham gia vào FTA thì sẽ làm cho xuất khẩu của Việt Nam tăng lên trung bình e0,5 -1 = 60% (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Như vậy, có sự khác biệt khi các nước tham gia vào FTA. Biến WTO không có ý nghĩa thống kê, như vậy việc gia nhập WTO không hề tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Biến khủng hoảng năm 1997 mang dấu dương và có mức ý nghĩa 1%. Như vậy cuộc khủng hoảng năm 1997 hoàn toàn không ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Ngược lại, biến khủng hoảng năm 2008 mang dấu âm và có mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Như vậy cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 có ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với biến BORVNj, dự đoán trên lý thuyết của tác giả là những nước có chung đường biên giới với Việt Nam sẽ có kim ngạch xuất khẩu cao hơn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy biến BORVNj không có ý nghĩa thống kê. Như vậy biến này không tác động mạnh đến xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu 15_TaThuThuy_CHQTKDK1 (Trang 77 - 78)