(Nguồn: Ban thống kê xã Phú Túc, 2016)
1.3.3. Cuộc sống và con người nơi làng nghề
Cũng như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam, con người Phú Túc vẫn chân chất mộc mạc, con người sống yêu thương gắn bó, chia sẻ và đùm bọc nhau trong cuộc sống, luôn tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, là một cuộc sống “tối lửa tắt đèn có nhau”. Đến với làng nghề Phú Túc ta vẫn bắt gặp những cảnh “người người gọi nhau”, họ gọi nhau,đến với nhau và cùng ngồi với
nhau miệng thì không ngớt những câu chuyện, những tiếng cười và đặc biệt là đôi tay của họ thì không ngừng nghỉ, vẫn cứ thoăn thoắt lướt trên sản phẩm mây tre của mình, từng sợi mây, từng mũi kim đan vào vẫn chính xác đến không ngờ, những sản phẩm cuối cùng cho ta thấy độ chính xảo và hoàn thiện vô cùng. Mặc dù nằm cách thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá, dược xem là nơi phồn hoa đô hội có sức lan toả mạnh mẽ thế nhưng Phú Túc vẫn giữ được những nét bình dị của một làng quê, vẫn cây đa - bến nước - sân đình, ao bèo và đường làng quanh co. Tất là là nhờ Phú Túc còn giữ được nghề của mình. Đến với Phú Túc ngày nay chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay, đường làng gần như được bê tông hoá, đã có điện thắp sáng cả ở những con đường nho nhỏ hun hút và đặc biệt là Phú Túc ngày nay đã có không ít những nhà cao tầng mọc lên giữa thôn xóm cho thấy sự “ăn nên làm ra” của người dân Phú Túc và điều đáng nói ở đây chính là trong cuộc sống họ vẫn giữ được mối quan hệ hàng xóm, láng giềng với nhau, họ giúp đỡ tương trợ nhau trong cuộc sống cũng như trong lao động sản xuất.