7. Kết cấu của luận án
1.3.2. Bài học cho Việt Nam
Thứ nhất, DVYT là hàng hoá đặc biệt, hàng hoá liên quan đến sức khoẻ. Vì
vậy, không thể áp dụng hoàn toàn cơ chế thị trường trong cung ứng dịch vụ này. Để đảm bảo công bằng và hiệu quả trong CSSK cho người dân thì NSNN đóng vai trò chủ đạo trong chi thường xuyên cho y tế dựa trên phương thức trả trước và chia sẻ rủi ro cộng đồng. Kinh nghiệm thực tế của Vương quốc Anh, nước có hệ thống y tế được tài trợ từ thuế đã minh chứng cho điều này.
Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ đạo tài trợ cho y tế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tất cả các nhu cầu CSSK của người dân đều được NSNN đảm bảo. Thực tế kinh nghiệm ở Vương quốc Anh đã cho thấy những bất cập trong việc nhà nước tài trợ toàn bộ nhu cầu CSSK của người dân. NSNN có hạn, vì vậy, chi thường xuyên NSNN cho y tế nên tập trung vào các DVYT cơ bản như CSSKBĐ, phòng bệnh; bảo vệ các đối tượng dễ tổn thương trước nguy cơ bệnh tật và đói nghèo; đem lại công bằng trong tiếp cận và sử dụng DVYT giữa các vùng, các địa phương.
Thứ hai, để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn NSNN, quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế nói riêng cần thết phải đổi mới phương thức quản lý. Đó là chuyển đổi phương thức quản lý theo đầu ra, kết quả gắn liền với nâng cao chất lượng DVYT. Đây là những kinh nghiệm của Vương quốc Anh, Singapore, Newzealand.
Ngoài ra, cùng với việc chuyển đổi phương thức quản lý chi NSNN, quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế theo kết quả nên gắn liền với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các bệnh viện công.
Thứ ba, đẩy mạnh phân cấp ngân sách trong quản lý chi NSNN và quản lý
chi thường xuyên NSNN cho y tế giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương gắn với nhiệm vụ, trách nhiệm được giao. Điều này sẽ làm giảm áp lực cho NSTƯ, tăng sự chủ động, chia sẻ của NSĐP. Nếu như tất cả nhiệm vụ cung cấp DVYT cho người dân do NSTƯ đảm bảo chủ yếu sẽ tạo ra gánh nặng đối với NSTƯ. Điều này được minh chứng rất rõ ở Vương quốc Anh. Ngược lại, sự phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền cấp dưới gắn với quyền, trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao và nguồn lực giúp tăng cường sự chủ động cho chính quyền cấp dưới trong các quyết định chi của mình. Đây cũng là một phần nguyên nhân tạo nên thành công trong quản lý NSNN nói chung cũng như quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế nói riêng của New Zealand.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1, luận án đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về y tế, chi thường xuyên NSNN cho y tế, quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế và kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế với ba nội dung.
Thứ nhất, bên cạnh các vấn đề lý luận cơ bản về y tế như khái niệm y tế, hoạt động y tế và DVYT, đặc điểm DVYT và hệ thống y tế, luận án nghiên cứu các vấn đề về lý luận chi thường xuyên NSNN cho y tế thông qua các nội dung là khái niệm, đặc điểm và nội dung chi thường xuyên NSNN y tế.
Thứ hai, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế dưới góc nhìn chu trình NSNN của cơ quan tài chính. Ngoài phần khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, phương thức quản lý, luận án đã tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về các nội dung: phân cấp quản lý NSNN, lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, kiểm tra và đánh giá chi thường xuyên NSNN. Bên cạnh đó, trong nội dung này, luận án nghiên cứu các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế.
Thứ ba, thông qua nghiên cứu điển hình kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN của một số quốc gia có hệ thống CSSK tốt và phương thức quản lý chi NSNN hướng hiện đại như Vương quốc Anh, Singapore và Zew Zealand, luận án rút ra ba bài học trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho Việt Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO Y TẾ Ở VIỆT NAM