2.1.3.1. Quy định về kiểm toán viên
Khái niệm kiểm toán viên
Kiểm toán viên “là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy
định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam” [20, Điều 5, khoản 2].
Kiểm toán viên hành nghề “là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký hành nghề kiểm toán” [20, Điều 5, khoản 3]. Tiêu chuẩn kiểm toán viên
- Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính.
- Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
- Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn quy định thì được công nhận là kiểm toán viên.
Đăng ký hành nghề kiểm toán
Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
Là kiểm toán viên. Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên. Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức. Người có đủ
các điều kiện được thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy
Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán phải nộp lệ
phí theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm
toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán
Cán bộ, công chức, viên chức. Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục. Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt. Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.
Các quy định pháp luật về tiêu chuẩn kiểm toán viên là khá đầy đủ, chi tiết. Tuy nhiên, đối với quy định về việc đăng ký hành nghề kiểm toán viên pháp luật kiểm toán còn có điểm bất cấp lớn đó là việc quy định giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi kiểm toán viên được cấp giấy chứng nhận đăng ký làm việc toàn bộ thời gian tại một doanh nghiệp kiểm toán. Luật kiểm toán cần phải sửa đổi quy định này, cho phép kiểm toán viên được hành nghề độc lập. Bởi lẽ, theo thông lệ pháp luật của các nước thì kiểm toán viên được phép hành nghề độc lập và được quyền thuê thêm các các nhân khác làm việc cho mình. Hơn thế, pháp luật Việt Nam cho phép thành lập mô hình công ty tư nhân trong hoạt động kiểm toán mà không cho
phép kiểm toán viên được hành nghề là một thiếu sót, xét cho đến cùng mô hình công ty tư nhân cũng chính là cá nhân thương nhân đăng ký kinh doanh.
Quyền của kiểm toán viên hành nghề
Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các quyền sau:
Hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật kiểm toán. Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán. Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán.
Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề
Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các nghĩa vụ sau đây: Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập. Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán. Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán nếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật. Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức
hàng năm. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình. Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuân thủ quy định của luật kiểm toán và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài. Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.
Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán
Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán. Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán. Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán. Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán.
đủ, tuy nhiên trong phần nghĩa vụ của kiểm toán viên pháp luật kiểm toán cần quy định thêm nghĩa vụ của kiểm toán viên trong trường hợp thực hiện kiểm toán có sự gian lận, cấu kết với khách hàng xác nhận sai thực trạng tài chính của doanh nghiệp để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm của trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên. Luật kiểm toán quy định: “Nếu kiểm toán viên vi phạm pháp luật (như cố ý làm sai qui định, thông đồng bao che cho người phạm lỗi, dùng thủ thuật nghiệp vụ để che dấu sai sót, nhận hối lộ, báo cáo kiểm toán thiếu khách quan trung thực…) thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ có thể bị thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật hiện hành; nếu vì những vi phạm và thiếu sót mà gây thiệt hại vật chất cho khách hàng thì kiểm toán viên phải bồi thường thiệt hại”. Pháp luật cần quy định cụ thể, các kiểm toán viên chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sự thiếu trách nhiệm hoặc đã không đủ năng lực khi thực hiện dịch vụ kiểm toán dẫn đến các thiệt hại cho những đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Căn cứ truy cứu trách nhiệm như:
- Có thiệt hại xẩy ra trực tiếp đến đối tượng cụ thể sử dụng báo cáo kiểm toán đó và đối tượng này yêu cầu kiểm toán viên thực hiện trách nhiệm bồi thường
- Thiệt hại xẩy ra là hậu quả trực tiếp của việc sử dụng báo cáo kiểm toán có sai sót trọng yếu.
- Kiểm toán viên chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với đối tượng bị thiệt hại.
2.13.2. Quy định về tổ chức nghề nghiệp kiểm toán Khái niệm tổ chức nghề nghiệp kiểm toán
Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán trong cả nước.
Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán được
Bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề. Thực hiện việc nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế theo quy trình xây dựng, ban hành và công bố Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Tham gia tổ chức thi kiểm toán viên. Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán. Bộ Tài chính quy định cụ thể về điều kiện, cách thức, chế độ báo cáo và giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.
Chức năng hoạt động của tổ chức nghề nghiệp kiểm toán
Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết các cá nhân và doanh nghiệp cùng nghề kiểm toán; duy trì, phát triển và nâng cao trình độ kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề; chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán; giữ gìn uy tín và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không ngừng gia tăng giá trị hội viên để trở thành Hội nghề nghiệp chuyên nghiệp được khu vực và quốc tế thừa nhận, nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và tổ chức theo qui định của pháp luật.
Hội viên
Là công dân Việt Nam có chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam. Doanh nghiệp kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam.
Người có chứng chỉ Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán muốn gia nhập Hội phải làm đơn xin gia nhập.
Hội viên có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước và Điều lệ Hội; tham gia sinh hoạt và đóng hội phí; không ngừng học tập; nâng cao trình độ; tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, góp phần nâng cao uy tín và danh tiếng của Hội và phát triển Hội viên mới.
Hội viên có quyền tham gia mọi hoạt động của Hội; được đào tạo, cập nhật kiến thức, cung cấp thông tin nghề nghiệp; được tư vấn chuyên môn; được tham gia xây dựng cơ chế, chính sách; được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, được ứng cử, đề cử vào các cơ quan của Hội và được tự nguyện xin ra khỏi Hội.
Các tổ chức hội nghề nghiệp kiểm toán trên Thế giới và ở Việt Nam Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified
Public Accountants - viết tắt AICPA) là tổ chức nghề nghiệp quản lý các kế toán viên công chứng tại Hoa Kỳ. Tiền thân của AICPA là Hiệp hội kế toán viên công Hoa kỳ (AAPA) được thành lập năm 1887. Vai trò ban đầu của tổ chức này là đáp ứng nhu cầu đào tạo các kế toán viên công chứng (CPA). Đến nay, tổ chức này là cơ quan có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và thực tiễn kế toán. Nhiệm vụ của AICPA là đào tạo và đem lại cho các thành viên những kiến thức và kỹ năng quản lý để những dịch vụ họ cung cấp mang đến nhiều lợi ích cho xã hội và thể hiện được tính chuyên nghiệp cao. AICPA hiện có gần 370.000 thành viên trên 128 quốc gia.
Hội Kiểm toán viên nội bộ (Institute of Internal Auditors – viết tắt IIA)
là tổ chức nghề nghiệp của những người hành nghề kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, kiểm toán hệ thống thông tin kế toán… tại các tổ chức. IIA được thành lập năm 1941 tại Hoa Kỳ và trụ sở chính tại đây. Tuy nhiên, hiện nay IIA hướng đến sự phát triển quốc tế với khoảng 170.000 thành viên (gọi là CIA – Certified Internal Auditor) ở 165 quốc gia trên thế giới.
Hội Kế toán viên quản trị (Institute of management Accountants – viết
tắt IMA) là tổ chức nghề nghiệp của những kế toán viên quản trị chuyên nghiệp, được thành lập năm 1919 tại Hoa Kỳ và hiện nay là một tổ chức hoạt động trên toàn cầu với hơn 60.000 thành viên (gọi là CMA – Certified Management Accountant).
Certified Accountants – viết tắt ACCA) thành lập năm 1904. ACCA là tổ chức nghề nghiệp có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới với khoảng 140.000 thành viên và hơn 400.000 sinh viên đang theo học các chương trình ACCA (trong đó hơn 72% là thành viên ngoài nước Anh).
Ở Anh, ngoài ACCA còn có các tổ chức nghề nghiệp lớn và có uy tín như: ICAEW (Institute of Chartered Accountant in England and Wale) thành lập năm 1880 với hơn 136.000 thành viên là các kế toán viên công chứng. ICAS (Institute of Chartered Accountants of Scotland) thành lập từ năm 1854 cũng là tổ chức nghề nghiệp của kế toán viên công chứng với trên 180.000 thành viên, trong đó có hơn 3.000 thành viên ngoài nước Anh. CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) là tổ chức của các kế toán viên quản trị chuyên nghiệp với hơn 180.000 thành viên hoạt động trên 168 quốc gia trên thế giới.
Hội Kế toán viên công chứng Australia (Certified Practising Accountants
Australia – viết tắt CPA Astralia) là một trong ba tổ chức nghề nghiệp lớn nhất châu Úc được thành lập năm 1886. CPA Australia chủ yếu phát triển các loại hình dịch vụ gồm giáo dục, đào tạo, hỗ trợ và giúp đỡ kỹ thuật cho người học giúp phát triển các kỹ năng cần thiết trong nghề nghiệp. CPA Australia hiện có hơn 132.000 thành viên hoạt động trong những lĩnh vực kế toán, tài chính và kiểm toán. CPA Australia đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Các tổ chức nghề nghiệp khác ở Úc là ICAA và NIA.
Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants –
viết tắt IFAC) là tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế với thành viên là 157 tổ chức đến từ 123 quốc gia. IFAC được thành lập năm 1977 nhằm mục đích tăng cường sức mạnh của nghề nghiệp kế toán vì lợi ích xã hội, thông qua việc
Phát triển các chuẩn mực quốc tế chất lượng cao.
quốc tế khác.
Đại diện phát ngôn cho nghề nghiệp kế toán trên phạm vi quốc tế. IFAC ban hành các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán về đạo đức nghề nghiệp, về đào tạo kế toán và về kế toán khu vực công. IFAC hiện nay nhận trách nhiệm tổ chức Diễn đàn kế toán quốc tế (World Congress of