Ổn đinh điện áp là khả năng hệ thống điện duy trì điện áp ổn định chấp nhận được tại tất cả các thanh cái của hệ thống trong điều kiện vận hành bình thường và sau khi chịu tác động của nhiễu. Khi hệ thống mất ổn định điện áp, điện áp giảm liên tục và không điều khiển được. Nguyên nhân chính gây ra mất ổn định điện áp là do hệ thống không có khả năng đáp ứng nhu cầu về công suất phản kháng của phụ tải.
Mất ổn định điện áp, về bản chất là một hiện tượng cục bộ, tức có thể chỉ xảy ra ở một khu vực nào đó, nhưng lại gây ra tác động lan rộng. Một trường hợp đăc biệt và phức tạp của mất ổn định điện áp là sự sụp đổ điện áp, thường là hậu quả của một chuỗi sự kiện kèm theo sự mất ổn định điện áp, dẫn đến biểu đồ điện áp trong một phần đáng kể của hệ thống điện giảm thấp quá mức cho phép. Có hai loại ổn
57
định điện áp trong hệ thống điện liên quan đến mức độ của nhiễu là ổn định ( dưới tác động của) nhiễu nhỏ
- Ổn định điện áp do nhiễu nhỏ là khả năng hệ thống điều khiển được điện
áp ổn định sau khi phụ tải thay đổi. Điều kiện hệ thống ổn định điện áp trong trường hợp này là giá trị điện áp tăng khi công suất phản kháng bơm vào tăng ở tất cả các thanh cái, tức “độ nhạy điện áp – công suất phản kháng” (dQ/dV) dương. Ngược lại, hệ thống điện sẽ mất ổn định điện áp nếu độ nhạy này âm tại ít nhất một thanh cái, tức giá trị điện áp giảm khi công suất phản kháng bơm vào tăng.
- Ổn định điện áp do nhiễu lớn là khả năng điện áp được điều khiển ổn định
sau khi hệ thống chịu tác động của các nhiễu lớn như sự cố ngắn mạch, sự cố mất tổ máy phát hoặc bị cắt đường dây. Điều kiện để hệ thống ổn định điện áp dưới tác động của nhiễu lớn, sau các tác động điều khiển hệ thống, là điện áp tại tất cả các thanh cái đạt đến giá trị xác lập chấp nhận được