Giải pháp tạo lập tiền đề cần thiết cho CPH

Một phần của tài liệu tt-tran-cong-thuong (Trang 27 - 28)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2.1. Giải pháp tạo lập tiền đề cần thiết cho CPH

+ Công tác tư tưởng, tuyên truyền

Việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để tạo ra sự ủng hộ chủ trương CPH DNNN trước tiên cần được thực hiện với đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp, sau đó mới triển khai đến người lao động khác. Khi làm công tác tư tưởng, vận động người lao động và cán bộ quản lý, cần làm rõ để họ hiểu rằng nếu không thực hiện được các giải pháp này, doanh nghiệp cũng phải xử lý theo các phương án bất lợi hơn cho họ (như sáp nhập, giải thể).

+ Tăng cƣờng cải cách hành chính

Tăng cường củng cố vai trò, năng lực của cán bộ Ban Đổi mới và Tổ công tác giúp việc, có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến môi trường, điều kiện, yêu cầu CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Thay mặt UBND tỉnh triển khai các hoạt động liên quan tới việc CPH DNNN như kiểm kê, phân loại tài sản, định giá doanh nghiệp, quyết toán sổ sách, giới thiệu các chuyên gia có kinh nghiệm để giúp hoặc trực tiếp đảm nhận công tác quản lý sau khi CPH.

- Tiếp tục tăng cường vai trò hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp trong diện CPH đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

- Trong trường hợp doanh nghiệp không tự tổ chức sắp xếp, đổi mới được thì tham mưu với Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh để thay mặt UBND tỉnh chủ trì việc CPH DNNN.

Sở Tài chính (Phòng quản lý doanh nghiệp): - Kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp đến thời điểm CPH;

- Hướng dẫn các doanh nghiệp lập Hồ sơ giao-nhận tài sản, công nợ, tiền vốn đến thời điểm CPH;

- Chủ trì cùng Tổ công tác giúp việc BĐM & PTDN tỉnh hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và thẩm định phương án tài chính (bao gồm cả xử lý tồn tại về tài chính);

- Chỉ đạo doanh nghiệp thuộc diện CPH xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động theo hướng dẫn của các ngành; kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp trong thực hiện CPH;

Sở Nội vụ: tham mưu việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thànhviên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng. Sở Nội vụ cũng chủ động đề xuất phương án sắp xếp, bố trí cán bộ quản lý của DNNN sau CPH.

Sở Kế hoạch & Đầu tƣ: hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và chủ trì thẩm định phương án sản xuất kinh doanh sau CPH, sau đó gửi Sở Tài chính để tổng hợp.

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng: cần tham mưu kịp thời cho lãnh đạo địa phương xác định kế hoạch sử dụng đất của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa để bảo đảm tiến độ.

Sở Lao động TB&XH: là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực lao động, việc làm vì vậy được giao chủ trì, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và thẩm định phương án lao động (bao gồm cả xử lý phương án lao động dôi dư), sau đó gửi Sở Tài chính để tổng hợp.

Cục thuế: Là cơ quan chuyên môn theo dõi thu nộp ngân sách hằng năm của doanh nghiệp, có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp đến thời điểm CPH.

Các doanh nghiệp thuộc diện CPH: Theo quy định, doanh nghiệp cổ phần hóa không phải điều chỉnh lại sổ sách kế toán như trước đây nên buộc phải xử lý tài chính, lập phương án xử lý đất đai trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và quá trình này tốn khá nhiều thời gian.

Tổ chức kiểm kê tài sản, đất đai, cơ sở vật chất, vật tư hàng hoá, tiền vốn, quỹ, lao động, công nợ… (kèm theo hồ sơ có liên quan) để bàn giao nguyên trạng cho CTCP theo quy định của Nhà nước.

Ban Đổi mới & PTDN tỉnh: là cơ quan đại diện cho UBND tỉnh, có trách nhiệm: Thẩm định và phê duyệt phương án sản xuất kinh doanh sau CPH, phương án tài chính, xử lý lao động, phát hành cổ phần lần đầu.

Một phần của tài liệu tt-tran-cong-thuong (Trang 27 - 28)