1. Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật:
2.2. Hoạt động Marketing trong dịch vụ vận tải Container của công ty Cổ phần thương
thương mại vận tải Đức Tiến
thương mại vận tải Đức Tiến
Môi trường vĩ mô:
Yếu tố kinh tế:
-Thuận lợi:
Việt Nam là thành viên của khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA) năm 1995, tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Đến 2008, chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sau khi gia nhập WTO, đã thúc đẩy ngành mậu dịch quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển, sản lượng hàng hóa thương mại tăng nhanh dẫn đến lưu lượng hàng qua các cảng biển ngày càng nhiều.
Hoạt động khai thác cảng container của Việt Nam mang tính tập trung cao, chủ yếu tại hai trung tâm chính là TP.HCM – Vũng Tàu và Hải Phòng – Quảng Ninh, chiếm lần lượt là 70% và 25% tổng lượng hàng hóa container cả nước, tốc độ tăng trưởng kép từ năm 2000 đến nay là trên 15%.
Năm 2008, công suất khai thác cảng không đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa khiến Chính phủ phê duyệt một loạt dự án đầu tư xây dựng cảng mới. Đáng kể nhất là khu vực miền Nam, với sự hình thành và phát triển các cảng trung chuyển container mang tầm khu vực tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như: cảng SP– PSA, cảng CMIT, cảng TCIT… và các cảng container quốc tế chuyên dụng hiện đại ở TPHCM như: cảng Tân Cảng – Cát Lái, cảng VICT, cảng SPCT… cũng như các cảng ICD ở khắp các khu vực trong cả nước để đáp ứng nhu cầu khai thác dịch vụ vận tải container một cách thuận tiện và nhanh chóng. Ngoài ra, Nhà nước còn quan tâm đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ vận tải container phát triển. -Hạn chế:
Ngành ngoại thương của Việt Nam đã và đang phát triển nhưng xét trên tổng thể thì tỉ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa có sự chênh lệch lớn. Tỉ trong nhập khẩu thường cao hơn xuất khẩu. Chính vì thế các hãng vận tải phải thường xuyên xuất container rỗng sang các nước khác trong khu vực để đóng hàng.