II. CHỈ TIÊU VÀ NHÓM GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC
4. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
- Xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh đạt đẳng cấp quốc tế; thu hút các chuyên gia khoa học hàng đầu trong nƣớc và quốc tế đến hợp tác; tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức NCKH trong và ngoài nƣớc; đẩy mạnh các hoạt động NCKH theo đặt hàng của địa phƣơng, doanh nghiệp tăng cƣờng tổ chức các hội thảo khoa học trong nƣớc và quốc tế, có chính sách khuyến khích động viên hiệu quả để tăng số lƣợng bài báo khoa học quốc tế.
- Các tiến sĩ, GS, PGS đều phải gắn công việc đào tạo và nghiên cứu với các phòng thí nghiệm chuyên môn. Các GS, PGS đầu ngành có phòng thí nghiệm riêng.
- Đặt tiêu chuẩn tối thiểu 0,3 bài báo quốc tế (có chỉ số ISI, SCIE, SSCI, SCI)/tiến sĩ/năm; 0,5 bài báo quốc tế đối với GS, PGS/năm.
- 100% NCS làm đề tài nghiên cứu phải gắn với phòng thí nghiệm và chuyên môn của thầy hƣớng dẫn.
5. CÔNG TÁC HỢP TÁC QUỐC TẾ
- ĐHTN hội nhập quốc tế ở mức độ cao trong lĩnh vực đào tạo và NCKH. Tăng cƣờng các chuyên ngành đào tạo nhập khẩu bằng tiếng Anh, tăng tỷ lệ sinh viên quốc tế tới học tập tại ĐHTN để đạt tỷ lệ sinh viên quốc tế 1 - 2% năm 2025 và 3% vào năm 2030. Tăng cƣờng số lƣợng giảng viên và nghiên cứu viên quốc tế tới làm việc tại ĐHTN.
- Xây dựng chuẩn quốc tế trong đào tạo và NCKH:
+ Đối với đào tạo: Các chƣơng trình đào tạo mũi nhọn và trọng điểm của ĐHTN đƣợc công nhận về trao đổi tín chỉ đào tạo với một số trƣờng đại học quốc tế;
+ NCKH: Có phòng thí nghiệm đạt chuẩn khu vực để thu hút các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu làm việc và thực hiện dự án nghiên cứu quốc tế.
- Chú trọng công tác truyền thông, quảng bá nhằm củng cố và nâng cao vị thế, thƣơng hiệu của ĐHTN trên trƣờng quốc tế và thu hút thêm các nhà khoa học quốc tế đến hợp tác, sinh viên quốc tế đến học tập, thực tập nhằm xây dựng môi trƣờng học tập và nghiên cứu quốc tế tại ĐHTN.
6. CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VÀ XÂY DỰNG C SỞ VẬT CHẤT
- Công tác tài chính: Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính; tăng cƣờng thu hút
các nguồn tài trợ từ doanh nghiệp, từ cựu sinh viên thành đạt đế giảm áp lực cho NSNN; đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng; tiếp tục đầu tƣ có trong điểm nhằm nâng cấp và hiện đại cơ sở hạ tầng: hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nâng cấp hệ thống CNTT, phát triển hệ thống mạng thƣ viện điện tử trong toàn đại học theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Xây dựng CSVC: Hoàn thành công tác GPMB theo quy hoạch đã đƣợc phê
duyệt. Trong giai đoạn 2021 - 2030 tiếp tục thu hồi và GPMB phần đất còn lại nằm trong quy hoạch của ĐHTN là 130,36 ha. Quy hoạch và xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phân hiệu đào tạo bên ngoài ĐHTN.
PHẦN III - KẾT LUẬN
Kế hoạch phát triển ĐHTN giai đoạn 2016 - 2020 và các giải pháp thực hiện đƣợc xây dựng dựa trên “Đề án Quy hoạch phát triển ĐHTN thành đại học trọng điểm, trung tâm NCKH&CGCN của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ đến năm 2020” và trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bản đề án giai đoạn 2011 - 2015, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể, đồng thời có sự điều chỉnh sát với tình hình và điều kiện cụ thể của ĐHTN trong giai đoạn hiện nay.
Kế hoạch chiến lƣợc phát triển ĐHTN giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 sẽ đƣợc thông báo rộng rãi trên mọi phƣơng tiện thông tin của ĐHTN và gửi tới các đơn vị thành viên để công khai tới toàn thể cán bộ, viên chức và HSSV biết và thực hiện.
Trên cơ sở bản kế hoạch phát triển này, Giám đốc ĐHTN sẽ chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch chiến lƣợc của mỗi đơn vị, xây dựng các đề án cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2020 - 2030. Đồng thời, xây dựng kế hoạch phát triển cho từng năm, xây dựng các chƣơng trình hành động, lập các dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai theo quy định.
Từng năm hoặc từng giai đoạn cụ thể sẽ tổ chức đánh giá tiến độ và hiệu quả thực hiện, linh hoạt và kịp thời điều chỉnh, bổ sung đề án để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, từng bƣớc xây dựng ĐHTN thành một trong các đại học hàng đầu của quốc gia.
GIÁM ĐỐC