.
5.2.3 Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường
Công ty đã xây dựng được thương hiệu cho mình là sản phẩm gạo An Toàn. Việc tạo dựng thương hiệu đã khó nhưng để tồn tại và giữ vững thương
hiệu càng khó hơn. Do đó công ty cần có một khoản ngân sách để đầu tư cho việc nuôi dưỡng và phát triển thương hiệu. Phải tập trung cho việc quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu mạnh mẽ các mặt hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí tiếp thị để người tiêu dùng tiếp cận được với sản phẩm của mình.
Xây dựng chi nhánh tại các nước để từ đó tiếp cận được với người tiêu dùng, dễ dàng quảng bá sản phẩm của Công ty. Từ đó thương hiệu của Công ty sẽ dễ dàng tiếp cận được với khách hàng. Tăng cường khả năng quảng cáo tiếp thị và đảm bảo hạt gạo luôn đạt chất lượng
Bên cạnh đó thì cần cải tiến, xây dựng trang web về thương hiệu sản phẩm của mình.
5.2.4 Mở rộng thị trường
Như phân tích ở trên thì trong những năm hoạt động gần đây thị trường nhập khẩu gạo của Công ty hầu như đã bão hòa. Nên việc tìm kiếm thị trường mới là một vấn đề cần thiết để việc xuất khẩu được nâng cao, từ đó đem lại nguồn doanh thu lớn cho Công ty.
Giữ vững thị trường truyền thống, tham gia tích cực thị trường khu vực, tập trung mở rộng và từng bước chiếm lĩnh thị trường Trung Đông và Bắc Mỹ.
Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh của ngành Lương Thực Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Phải có đội ngũ nhân viên an hiểu về luật quốc tế để dễ dàng xâm nhập vào thị trường mới mà không bị kiện, dễ dàng đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế.
Áp dụng chiến lược Marketing – Mix vào công tác thâm nhập thị trường nước ngoài.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu An Giang, là một trong những công ty xuất khẩu gạo hàng đầu ở Việt Nam. Qua tìm hiểu về tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm qua và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức của doanh nghiệp và đề ra giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Qua đề tài này cho thấy ANGIMEX đã khẳng định được tên tuổi của mình ở thị trường trong nước, là công ty xuất khẩu gạo hàng đầu của Tỉnh, đã xây dựng được nhãn hiệu Gạo An Toàn tạo uy tín trong nước, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và tốt cho sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, đội ngũ lao động nhiệt tình với công việc.
Nhưng bên cạnh đó ANGIMEX cũng gặp nhiều hạn chế như chỉ xuất khẩu sang một số thị trường cố định trong nhiều năm, khả năng xâm nhập thị trường mới còn kém, xuất khẩu còn chạy theo số lượng chưa quan tâm nhiều đến việc năng cao chất lượng sản phẩm và trình độ nghiệp vụ của công ty còn thấp. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường thì công ty cần có những chiến lược phù hợp để có thể đứng vững và cạnh tranh với các đối thủ.