Tổng quan về tình hình huy động vố nở Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2013

Một phần của tài liệu 00050003993 (Trang 37 - 41)

Việt Nam, như các quốc gia Châu Á khác, đang ở trong giai đoạn tăng trưởng chậm. Ngoại trừ ngành Sản xuất và Nông nghiệp, các ngành khác đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tốc độ tăng trưởng chậm và ngành Ngân hàng không phải là một ngoại lệ. Với tăng trưởng tín dụng thấp và tỷ lệ nợ xấu cao, rõ ràng các ngân hàng Việt Nam đang phải gồng mình hoạt động trong một môi trường đầy khó khăn thách thức. Hoạt động của ngành ngân hàng trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 có nhiều biến động thăng trầm. Trong bức tranh toàn cảnh của kinh tế thế giới năm 2011 với những nét cơ bản gồm “tăng trưởng chậm, không cân bằng và luôn bất ổn”, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng tăng trưởng thấp đi kèm với lạm phát cao. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng Việt Nam cũng đã trải qua một năm đầy khó khăn. Ngay từ đầu năm 2011, Nghị quyết 11/NQ-CP đã đề ra những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các ngân hàng ở Việt Nam đã vận hành hướng theo những quy định của Nghị quyết 11 và đã đã được nhiều kết quả nhất định, lãi suất huy động tăng cao ở những tháng đầu năm, nhưng từ tháng 9/2011, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về trần lãi suất huy động bằng VND ở mức không quá 14%/năm. Lãi suất liên ngân hàng ở mức cao trong 4 tháng đầu năm nhưng đã giảm từ tháng 5/2011, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu từ mức phổ biến 18-21%/năm xuống còn 16-19%/năm. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển.

Hệ thống ngân hàng đã thực sự là huyết mạch và đáp ứng trên 80% nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng đã được đầu tư hiệu quả và điều chỉnh mạnh mẽ theo hướng tập trung cho các lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm, góp phần tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội, mang lại kết quả ấn tượng trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu.

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng chậm lại nhưng không đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng: tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng của các NHTM đã suy giảm nhiều so với những năm trước. Nguyên nhân thứ nhất là do các NHTM buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tăng trưởng tín dụng trong cả năm 2011 là dưới 20%. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và những dự báo bi quan về triển vọng phục hồi, nhu cầu vay vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và vay vốn tiêu dùng của các cá nhân đều sụt giảm là nguyên nhân thứ hai. Hơn nữa, lãi suất cho vay tăng lên quá cao, có thời điểm trên 25%/năm, đã vượt quá khả năng chịu đựng của khách hàng.

Khả năng sinh lời của hệ thống NHTM có xu hướng giảm, trong năm 2011, hệ thống NHTM vẫn đạt được mức sinh lời khá ổn định, với chỉ số ROE của nhiều ngân hàng tập trung từ 10% đến 15%, cao hơn nhiều ngành khác trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Nguyên nhân chính là chênh lệch giữa lãi suất huy động được giới hạn tại mức trần 14% theo quy định của NHNN, trong khi lãi suất cho vay được duy trì ở mức cao trong suốt năm 2011.

Huy động vốn khó khăn và thanh khoản trở thành mối quan tâm sâu sắc với hệ thống ngân hàng, thị trường huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế sụt giảm so với các năm trước. Đối với toàn bộ thị trường, lượng tiền gửi huy động đã suy giảm nhanh chóng. Đến cuối tháng 10/2011, huy động thị trường I đạt 2.819,6 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 8,4% so cuối năm 2010 (bình quân tháng tăng 0,84%; trong khi mức bình quân tháng của năm 2010 là 3,1%). Tính từ thời điểm tháng 3/2011 khi Thông tư 07 được ban hành, số dư

tiền gửi của khu vực ngân hàng giảm trong 2 tháng kế tiếp đó (tháng 3 và 4/2011). Sau đó, tỷ lệ này tăng trở lại với biên độ không ổn định. Đáng chú ý là tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại NHTM đã giảm mạnh trong năm 2011, dẫn đến giảm tốc độ luân chuyển tiền tệ của toàn nền kinh tế. Thêm vào đó, chính sách trần lãi suất huy động VND ở mức 14% đã gây ra sự suy giảm nguồn vốn huy động tiền gửi từ dân cư, đồng thời khuyến khích sự tích lũy “đóng băng” dưới các dạng tài sản khác (chủ yếu là vàng, ngoại tệ, bất động sản...) của dân chúng. Điều này làm trầm trọng hóa vấn đề vàng hóa và đô la hóa, vốn tồn tại cố hữu trong nền kinh tế Việt Nam từ lâu.

Như vậy, năm 2011 đã chứng kiến sự phức tạp trong tình hình huy động vốn của các NHTM: (i) cuộc đua lãi suất bất chấp các quy định của NHNN nhưng tổng huy động tiền gửi vẫn sụt giảm; (ii) sự siết chặt kỷ cương của NHNN đã làm xuất hiện những hiện tượng lạ trên thị trường II; (iii) tình hình thanh khoản của các NHTM nhỏ ở trạng thái căng thẳng; (iv) chính sách trần lãi suất huy động đã phát huy tác dụng phát hiện các NHTM hoạt động không hiệu quả; và (v) mặt bằng lãi suất giảm không như mong đợi của nền kinh tế, dù chính sách trần lãi suất huy động đã được tuân thủ vào cuối năm.

Bước sang năm 2012, ngành Ngân hàng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 “Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 khoảng 15%-17%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14%-16%, đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô”. Thanh khoản của hệ thống các TCTD đã được đảm bảo và từng bước cải thiện theo hướng tích cực. Thanh khoản VND của toàn hệ thống TCTD được đảm bảo và có xu hướng cải thiện

dần so với cuối năm 2011 do huy động vốn tăng cao dần qua các tháng trong khi tín dụng VND tăng chậm.

Đến cuối tháng 5/2012, huy động vốn của các tổ chức tín dụng và tổng phương tiện thanh toán đã tăng khá mạnh so với cuối năm 2011. Cụ thể, so với 31/12/2011, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 4,47% và tổng dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 5,42%, cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tốt lên; tỷ giá ổn định; cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện; dự trữ ngoại tệ tăng. Như vậy, cả cung tiền và huy động vốn đều đã tăng khá mạnh sau những tháng khởi động chậm chạp đầu năm. Đây cũng là những mức khá cao so với diễn biến trong cùng kỳ so sánh ở năm 2011 (đến cuối tháng 5/2011 huy động chỉ tăng 1,4% và cung tiền chỉ tăng 1,57% so với cuối năm 2010). Về huy động vốn, tốc độ tăng trưởng đã mạnh lên kể từ đầu tháng 3/2012, sau khi Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu sẽ giảm dần trần lãi suất huy động với tốc độ khá nhanh về cuối năm. Trần lãi suất huy động VND từ 14%/năm đã rút về còn 11%/năm chỉ trong chưa đầy ba tháng. Tín hiệu và thực tế trên đã góp phần thúc đẩy dòng tiền gửi vào hệ thống, tranh thủ lãi suất cao trước khi điều chỉnh, cũng như tạo cơ cấu thuận lợi hơn cho các ngân hàng ở các kỳ hạn dài hơn.

Bước sang năm 2013, mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm dần, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, mở rộng sản xuất và vượt qua khó khăn. Tính đến ngày 12/12/2013 tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 8,83% so với cuối năm 2012; tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%, huy động vốn tăng 15,61% trong đó ngoại tệ tăng 13,7%, bằng VND tăng khá cao 15,93% so với cuối năm 2012.

Lãi suất huy động và cho vay hiện đã ở mức hợp lý, huy động vốn của các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng trưởng, đường cong lãi suất đã được thiết lập lại, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được

cải thiện; tỷ giá ngoại tệ ổn định; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và xử lý nợ xấu đã có những chuyển biến tích cực…

Đến cuối tháng 6/2014, tín dụng tăng 3,52% so với cuối năm 2013, trong đó có sự đóng góp từ việc tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao (tín dụng ngoại tệ tăng 12,03%, tín dụng bằng VND tăng 2,17%). Mặc dù tăng thấp nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tính quy luật tín dụng thường tăng thấp trong những tháng đầu năm, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu,…

2.2. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu 00050003993 (Trang 37 - 41)