Tác động đối với sự phát triển lĩnh vực giao thông vận tải

Một phần của tài liệu ICB-2 Bao cao tinh hinh phat trien kinh te thuong mai khu vuc CLV (Trang 38 - 40)

3. Đánh giá tác động của các Hiệp định/thỏa thuận đối với sự phát triển thương

3.2. Tác động đối với sự phát triển lĩnh vực giao thông vận tải

Trong lĩnh vực giao thông, những hiệp định song phương và đa phương đã có giữa các nước thuộc Tam giác phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội và ưu đãi cho việc tạo thuận lợi giao thông.

a. Tối đa hóa lợi ích của các tuyến đường giao thông

Trong số đó, nổi bật nhất là Hiệp định CBTA. Hiệp định này đã xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng của các hành lang kinh tế GMS được tăng cường với cây cầu Mekong quốc tế thứ tư giữa Hoayxay, Lào và Chiang Khong, Thái Lan đã hoàn thành, đây là cây cầu kết nối cuối cùng còn thiếu trong hành lang kinh tế Bắc-Nam (NSEC) được khánh thành vào tháng 12 năm ngoái.

3 7

Đối với hành lang kinh tế Bắc-Nam, tuyến đường cao tốc dài 240km Nội Bài-Lào Cai của Việt Nam, một trong những dự án hạ tầng lớn nhất trong khu vực GMS đã được khánh thành vào tháng 9 năm nay. Đối với hành lang kinh tế Đông Tây, chạy từ thành phố Đà Nẵng qua Tây Nam Lào đến Thái Lan, hiệp định cho phép áp dụng cơ chế kiểm tra nhanh tại cửa khẩu đối với các xe chở hàng, theo đó các xe không phải bốc dỡ hàng xuống để kiểm tra khi quá cảnh. Cơ chế này giúp giảm đáng kể thời gian cũng như chi phí vận chuyển.

Các nước GMS, trong đó có Lào, Campuchia, Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ về việc thành lập Hiệp hội đường sắt GMS (GMRA) và ADB tiếp tục cung cấp dự án hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động của Hiệp hội. Đây là bước tiến tích cực trong quá trình đưa đường sắt trở thành phương thức vận tải hiệu quả và sạch nhất.

Như vậy có thể thấy, tác động của các hiệp định song phương và đa phương đã không ngừng tối đa hóa lợi ích về kinh tế xã hội của các tuyến đường thông qua việc tạo thuận lợi cho vận tải xuyên biên giới, thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới (CBTA). Những thành công này đã góp phần làm giảm thời gian đi lại giữa các địa phương và các nước nằm dọc EWEC, làm cho thương mại giữa các nước tăng lên và có tác động lan tỏa đến hợp tác kinh tế của GMS, ASEAN và qui mô rộng lớn hơn.

b. Sự thành công của mô hình “Một cửa một điểm dừng”

Sự thành công của mô hình “Một cửa một điểm dừng” giữa Việt Nam và Lào là một tác động rất rõ ràng và là một trong những thành tựu quan trọng của hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Lào.

Trong quá trình thực hiện, Hải quan cửa khẩu Lao Bảo và Hải quan cửa khẩu Dansavanh đã phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hai bên đã tuân thủ duy trì chế độ giao ban định kỳ hàng tháng, kịp thời thông báo cho nhau tình hình, những quy định pháp luật mới của mỗi bên, thống nhất giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết những vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền.

Cục Hải quan 2 tỉnh Quảng Trị và Savanakhet đã có sự hợp tác chặt chẽ, cùng đề xuất, kiến nghị lên cấp có thẩm quyền các giải pháp về đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tích cực triển khai cải cách thủ tục hành chính tại cửa khẩu.

Đến nay, mô hình kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” đã mang lại những thành công nhất định trong công tác kiểm tra, 70 giám sát hàng hóa xuất nhập

khẩu mậu dịch. Thời gian thông quan hàng hóa đối với những lô hàng kiểm tra chung nhanh chóng hơn, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới giữa hai nước; đặc biệt, đã tạo lòng tin và sự ủng hộ trong cộng đồng doanh nghiệp. Đây chính là điểm nhấn quan trọng góp phần trong công tác cải cách thủ tục hành chính tại cặp Cửa khẩu Lao Bảo và Cửa khẩu Densavanh.

Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của Ban quản lý Khu kinh tế - thương mại Lao Bảo vào năm 2010, hàng hoá, khách du lịch thông qua cặp cửa khẩu Lao Bảo - Dansavanh đạt gần 630 nghìn lượt khách/ngày, với tốc độ tăng bình quân là 37% hàng năm. Ngoài ra, với việc có nhiều tuyến đường mới được xây dựng, các tỉnh thành và dân cư dọc theo các tuyến đường này cũng có cơ hội phát triển, tạo ra nhiều việc làm cho người dân bản địa.

c. Một số khó khăn

Hiện nay, mặc dù các nước thuộc khu vực Tam giác phát triển đang chú trọng vào cơ sở hạ tầng nhưng sự tồn tại của những tuyến đường kém chất lượng, xuống cấp cũng như cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Tính kết nối giữa các hành lang giao thông giữa ba nước đang là một vấn đề thách thức, chi phí thương mại qua biên giới vẫn còn cao, một số quy trình thủ tục vẫn còn rườm rà, các dịch vụ hậu cần, logistics còn thiếu chuyên nghiệp.

Việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn còn chưa đồng bộ và chưa thực sự gắn kết với quá trình phát triển kinh tế gây lãng phí, bỏ lỡ cơ hội phát triển, gây ra một số khó khăn đối với các hoạt động giao dịch thương mại giữa các nước.

Phần V: Những khó khăn thách thức trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại khu vực Tam giác phát triển

Một phần của tài liệu ICB-2 Bao cao tinh hinh phat trien kinh te thuong mai khu vuc CLV (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w